Tại sự kiện Zoomtopia Châu Á – Thái Bình Dương 2022, Zoom công bố các bản cập nhật quan trọng của nền tảng và sự phát triển tổng thể của hệ sinh thái, đồng thời nêu bật những phương pháp sáng tạo của khách hàng khi khai thác giải pháp của Zoom.
Tại Sự kiện Zoomtopia APAC 2022, hội nghị thường niên của Zoom tổ chức tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), Zoom đã công bố những kết quả kinh doanh hấp dẫn, đồng thời giới thiệu những sáng kiến mới nhất giúp tăng cường trải nghiệm môi trường làm việc hiện đại, từ đó mang lại thành công cho công ty. Đáng chú ý nhất, Zoom đã nêu rõ bước tiếp theo trong hành trình phát triển nền tảng của mình thông qua việc ra mắt phiên bản thử nghiệm của công cụ cải thiện năng suất sản phẩm mới: Zoom Mail and Calendar (Hộp thư và Lịch trên Zoom).
Qua bài phát biểu chủ đạo tại hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Zoom khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông Ricky Kapur nhắc lại cam kết của Công ty với khu vực, tiếp tục đầu tư nhân tài để thúc đẩy phát triển kinh doanh trong khu vực cũng như tập trung nguồn lực tạo tác động tích cực cho cộng đồng địa phương. Zoom vừa công bố một loạt đóng góp mới nhất cho các tổ chức phi lợi nhuận tại Châu Á – Thái Bình Dương do Zoom Cares, là Bộ phận Tác động Xã hội của Zoom tiến hành.
Tại Sự kiện Zoomtopia APAC năm nay, Zoom đã chia sẻ những cập nhật tiêu biểu sau:
- Sáng kiến đổi mới nền tảng giúp trao quyền cho tổ chức và cá nhân: Trong năm nay, Zoom đã ra mắt hơn 1.500 tính năng và cải tiến trên nền tảng trực tuyến.
Để tăng cường hơn nữa năng lực của nền tảng, tính năng Zoom Mail and Calendar được kết hợp với các dịch vụ giao tiếp và cộng tác có sẵn trong các tính năng Zoom Meetings (Họp trực tuyến), Phone (Điện thoại), Whiteboard (Bảng trắng) và Team Chat (Trò chuyện nhóm). Giờ đây, các đội nhóm có thể chuyển đổi nhanh chóng và liền mạch từ email sang cuộc họp video, từ tin nhắn thành cuộc gọi điện thoại, cộng tác trong các dự án. Đầu năm sau, người dùng có thể chia sẻ Whiteboard mà không cần rời khỏi ứng dụng Zoom. Đồng thời, Zoom còn công bố tùy chọn dịch vụ email và lịch được lưu trữ trên Zoom, hiện đang có sẵn trên phiên bản thử nghiệm tại thị trường Mỹ và Canada. Tính năng này sẽ tích hợp hoàn toàn với nền tảng Zoom, phù hợp cho những doanh nghiệp đang thiếu dịch vụ CNTT chuyên dụng và có nhu cầu tăng cường tính riêng tư trong giao tiếp kinh doanh.
Cũng tại sự kiện này, Zoom giới thiệu không gian làm việc chung Zoom Spots, dự kiến ra mắt năm 2023. Đây là một không gian liên tục có hỗ trợ video, tích hợp với nền tảng Zoom, giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận toàn diện, giữ kết nối giữa các đồng nghiệp và mang lại môi trường tương tác linh hoạt như đang làm việc mặt đối mặt suốt cả ngày cho đội ngũ làm việc theo mô hình phân tán, hỗn hợp.
- Cùng khách hàng thúc đẩy sáng kiến đổi mới tại khu vực: Tại sự kiện, ông Kapur đã có buổi trao đổi cùng Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (Infocomm Media Development Authority, IMDA) của Singapore và chợ tuyển dụng trực tuyến SEEK tại Úc. Nêu bật những trường hợp giàu tính sáng tạo trong việc sử dụng Zoom, các diễn giả đã thảo luận về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quá trình hòa nhập số trong cộng đồng, và vai trò của Zoom trong chuyển đổi trải nghiệm của nhân viên cũng như tái định hình tương lai ngành ngân hàng và nhiều ngành nghề khác. Đồng thời, Zoom cũng đang hợp tác với chợ không gian làm việc theo yêu cầu Switch (công ty con của Tập đoàn JustCo) nhằm trang bị tính năng hội nghị truyền hình cho các gian hàng làm việc thực tế hay không gian làm việc chung tại Singapore. Điều này sẽ giúp nâng tầm mô hình “làm việc mọi nơi”, khiến mọi cá nhân đều có thể thoải mái tham dự buổi họp trực tuyến từ bất cứ nơi đâu.
- Tiếp tục phát triển hệ sinh thái đối tác của Zoom tại Châu Á – Thái Bình Dương: Kể từ khi ra mắt Zoom Up Partner Programme (Chương trình Phát triển đối tác của Zoom) vào tháng Ba năm 2022, đã có hơn 800 đối tác kênh tại Châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) tham gia. Những đối tác này tập trung vào việc giúp đỡ khách hàng giải quyết nhu cầu giao tiếp và cộng tác, đóng góp doanh thu chiếm đến 35% toàn bộ hoạt động kinh doanh của Zoom tại khu vực. Đến Quý 3 năm tài chính 2023, Zoom đưa DMOA trở thành nhà phân phối mới tại Hàn Quốc, bổ sung vào hệ sinh thái đối tác rộng lớn của Zoom tại Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Dicker Data tại Úc, Tradewinds tại New Zealands, rhipe tại Châu Á, và Savex Technologies tại Ấn Độ. Sức mạnh của hệ sinh thái đối tác đã góp phần làm nên thành công vang dội của Zoom Phone, đạt 4 triệu lượt mua trên toàn cầu chỉ sau 3,5 năm.
- Xây dựng nền tảng đáng tin cậy cho người dùng trong khu vực: Khi độ tin cậy được xem là thước đo thành công của doanh nghiệp trong tương lai, Zoom vẫn không ngừng nỗ lực và đặt ưu tiên hàng đầu trong việc đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin cho nền tảng của mình, bên cạnh nỗ lực xây dựng một nền tảng đáng tin cậy cho người dùng. Trong số các cập nhật được Zoom công bố tại Zoomtopia APAC 2022, những dịch vụ bảo mật mới nhất bao gồm: tính năng mã hóa đầu cuối giữa các Người dùng dịch vụ (đang trong giai đoạn THỬ NGHIỆM) như một phần của Zoom Mail Service (cũng đang trong giai đoạn THỬ NGHIỆM), tính năng mã hóa nâng cao cho dịch vụ thư thoại Zoom Phone cũng như triển khai các bản cập nhật tự động ứng dụng Zoom cho khách hàng doanh nghiệp, giúp người dùng tận dụng các tính năng và cập nhật bảo mật mới nhất của Zoom. Ngoài ra, Zoom đánh dấu cột mốt mới nhất của mình bằng việc hoàn thành đánh giá Information Security Registered Assessor Program (Chương trình Đánh giá viên có Đăng ký Bảo mật Thông tin – IRAP), chứng minh sản phẩm của Zoom đạt chuẩn dựa trên các tiêu chuẩn bảo mật của Úc để cung cấp dịch vụ truyền thông cho khu vực công tại quốc gia này.
Đây là kết quả khi lãnh đạo doanh nghiệp tại đây phải đương đầu với hai vấn đề thực tế chính: sự bất ổn về kinh tế gây áp lực cho việc quản lý chi phí trong bối cảnh kinh doanh có tính đột phá cao, và việc đối phó với tình trạng thiếu hụt kỹ năng trong khi luôn có nhu cầu gia tăng liên tục về một môi trường làm việc hợp tác và toàn diện. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn áp dụng nhiều công cụ cho các tính năng khác nhau, chẳng hạn như họp trực tuyến, nhắn tin, gọi điện, gây khó khăn cho nhân viên cũng như khách hàng trong việc điều hướng các hệ thống này.
Ông Kapur chia sẻ: “Việc chuyển đổi sang mô hình làm việc kết hợp đòi hỏi phải đổi mới nhanh chóng trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều thách thức và hạn chế. Để duy trì mô hình làm việc kết hợp, các đội nhóm cần trang bị nền tảng giao tiếp linh hoạt, giúp họ làm việc hiệu quả và cộng tác từ mọi nơi. Xét cho cùng, những cập nhật và sáng kiến đổi mới nền tảng liên tục của chúng tôi hướng đến một mục tiêu duy nhất, đó là giúp các công ty mang lại trải nghiệm an toàn và liền mạch cho nhân viên cũng như khách hàng.”
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Hướng dẫn tạo nền ảo khi học online bằng Google Meet và Zoom, che đậy những góc khuất tăm tối và nhạy cảm trong phòng bạn
- Cấu hình PC và laptop thế nào để học online trên Zoom và Google Meet, đây là câu trả lời cho bạn
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!