Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Internet vẫn còn có tiềm năng để phát triển, nhất là khi họ đã tìm ra được 1 con chip vô cùng bá đạo.

Vừa rồi có một nhóm nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học ở Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật Bản cho biết họ đã tìm ra 1 con chip đủ khả năng truyền hơn 1 petabit chỉ trong vòng 1 giây. Con số này tương đương tốc độ hơn 1 triệu gigabit/giây thông qua cáp quang, hay dễ hình dung hơn thì đó chính là toàn bộ lưu lượng Internet hiện nay.

chip Internet

Cụ thể các nhà khoa học A. A. Jørgensen, D. Kong, L. K. Oxenløwe cùng với đội ngũ của họ đã thành công trong việc dùng 1 con chip duy nhất để truyền 1,84 petabits dữ liệu bằng đường cáp quang dài 7,9km. Con số này không quá nhanh so với những hệ thống có quy mô lớn hơn với tốc độ lên đến 10,66 petabits; nhưng mấu chốt ở đây là là quy mô (scale) các bạn ạ: giải pháp của các nhà học học kia cực kỳ nhỏ gọn.

Bằng cách chia luồng dữ liệu thành 37 phần, mỗi phần cho 1 lõi của dây cáp quang, sau đó tiếp tục chia nhỏ các luồng dữ liệu này thành 223 kênh, các nhà khoa học đã có thể loại bỏ được phần lớn các rào cản khiến hệ thống cáp quang bị chậm lại, từ đó đạt được kết quả là truyền tải toàn bộ lưu lượng Internet chỉ với 1 con chip.

Jørgensen chia sẻ rằng trung bình, lưu lượng Internet trên thế giới rơi vào khoảng 1 petabit/giây. Cho nên thành tựu mà đội nghiên cứu đạt được gần như là gấp đôi con số đó. Họ còn đưa ra giả thuyết rằng hệ thống như vầy có thể hỗ trợ tốc độ lên đến 100 petabits/giây trong các hệ thống chạy song song.

Cơ bản mà nói, thay vì sử dụng các hệ thống và trang thiết bị cáp quang cồng kềnh như hiện nay để truyền dữ liệu tốc độ cao, trong tương lai chúng ta có thể chỉ cần một hệ thống nhỏ gọn hơn bây giờ rất nhiều. Thay vì phải bắn nhiều tia laser song song (vốn bản thân nó cũng đã tạo ra một số khó khăn nhất định), giờ đây chúng ta có thể “thu nhỏ” những thiết bị này xuống mức độ silicon. Đồng thời, việc này cũng giúp loại bỏ một số vấn đề trong việc truyền lượng lớn dữ liệu trên đường dài với tốc độ cao.

chip Internet

Phần lớn thành quả này là nhờ vào các microcombs – phương pháp dùng để tạo ra các tần số ánh sáng không đổi và có thể đo lường được. Jørgensen cho biết họ có thể tích hợp thêm nhiều thứ khác vào con chip CMOS này. Cho nên trong tương lai, chúng ta sẽ còn được thấy phiên bản xịn sò hơn của con chip này với tốc độ truyền dữ liệu Internet được cải thiện nhiều hơn nữa.

Tóm tắt ý chính:

  • Một nhóm nhà nghiên cứu đã tìm ra 1 con chip đủ khả năng truyền hơn 1 petabit chỉ trong vòng 1 giây
  • Cụ thể, họ đã thành công trong việc dùng 1 con chip để truyền 1,84 petabits dữ liệu bằng đường cáp quang dài 7,9km
  • Một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết trung bình, lưu lượng Internet trên thế giới rơi vào khoảng 1 petabit/giây
  • Họ còn đưa ra giả thuyết rằng hệ thống như vầy có thể hỗ trợ tốc độ lên đến 100 petabits/giây trong các hệ thống chạy song song
  • Phần lớn thành quả này là nhờ vào các microcombs – phương pháp tạo ra các tần số ánh sáng không đổi và có thể đo lường được

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: PC Gamer


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360