Top 10 vụ mất tích bí ẩn nhất tại vùng biển Bermuda khét tiếng!
Tam giác Bermuda hay còn được gọi là Tam Giác Quỷ từ lâu đã trở thành nỗi khiếp sợ của các loại tàu thuyền và máy bay đi ngang qua vùng biển này vì hàng tá vụ mất tích kể từ giữa thế kỷ 19. Có rất nhiều giả thuyết giả thuyết về nguyên nhân gây ra các vụ đắm tàu, rơi máy bay tại vùng biển này, chẳng hạn như bão tố, động đất, sóng thần và từ trường ảnh hưởng đến la bàn. Bên cạnh các giả thuyết mang tính khoa học thì người ta còn nghĩ ra những nguyên nhân kỳ quái khác như quái vật, người ngoài hành tinh, tàu thuyền bị cuốn vào chiều không gian khác… và còn nhiều thứ khác nữa.
Trong bài viết này, mời anh em cùng nhìn lại 10 chuyến hải trình “một đi không trở lại” đầy bí ẩn tại vùng biển khét tiếng nhất thế giới.
10. Thủy thủ giỏi nhất thế giới biến mất giữa đại dương
Joshua Slocum là một trong những người đầu tiên tự chèo thuyền vòng quanh thế giới và được xem là thủy thủ giỏi nhất trong thời đại của ông. Cùng với chiếc thuyền đánh cá cũ có tên Spray, ông đã viết nên tác phẩm kể về chuyến đi của mình, Sailing Alone around the World. Đáng lẽ một người có kinh nghiệm đầy mình như vậy sẽ khó bị lạc lối giữa biển khơi. Đến mùa đông năm 1909, Slocum vẫn tiếp đơn độc thực hiện các chuyến hải trình của ông.
Lần này thì ông dự định ông chèo thuyền từ bờ Đông nước Mỹ đến Grand Cayman, một quần đảo khá gần với Tam Giác Quỷ. Tuy nhiên, đây cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy Slocum vì sau rất nhiều năm ông vẫn chưa cập bến. Đến năm 1924 thì chính quyền cuộc phải tuyên bố ông đã qua đời. Hiện nay, vẫn chưa có người nào xác định được liệu ông có bị lạc vào Bermuda hay không nhưng giai thoại về ông thì vẫn luôn gắn liền với vùng biển này.
9. Vùng biển có thể khiến con người tự hủy
Việc vùng biển Bermuda nuốt chửng tàu thuyền vùng máy bay là chuyện quá bình thường rồi, vùng biển này thậm chí còn có thể làm một người làm những chuyện điên rồ. Vào ngày 31/10/1968 một doanh nhân có tên là Donald Crowhurst giong buồm từ Luân Đôn để tham gia cuộc thi đua thuyền vòng quanh thế giới Sunday Times Golden Globe Race. Quy định của cuộc thi là tất cả các thí sinh phải tự thân vận động, chèo thuyền một mình. Dù không có nhiều kinh nghiệm đi biển nhưng Crowhurst vẫn được một nhà đầu tư giàu có ủng hộ và còn thuê cả phóng viên đi theo trên thuyền để làm phóng sự bất chấp quy định của cuộc thi.
Với kỹ năng yếu kém của mình, Crowhurst khởi đầu khá chậm chạp còn chiếc thuyền có tên Teignmouth Electron thì hư hỏng nên ông cân nhắc quay đầu về nơi xuất phát. Tuy nhiên, trên đường quay trở về thì người phóng viên ngã xuống biển và chết đuối. Lo sợ sự thật bị phơi bày khi về đến quê nhà, Crowhurst đã nhảy xuống biển tự sát. Đến tháng 7/1969, người ta tìm được con tàu đang lênh đênh giữa Bermuda cùng với dòng cuối cùng được viết trong cuốn nhật ký hải trình vào ngày 29 tháng 6.
8. Máy bay chở khách cỡ lớn tan biến vào hư vô
Vào ngày 30/1/1948, một chiếc máy bay có tên Star Tiger thuộc dòng Tudor IV của hãng hàng không British South American Airways xuất phát từ Anh đến đảo Bermuda. Theo dự kiến thì chuyến bay sẽ đến Bermuda vào lúc 5:00 sáng cùng ngày nhưng thực tế là chiếc máy bay xấu số cùng toàn bộ hành khách cùng phi hành đoàn không bao giờ đến đích.
Theo bản báo cáo chính thức thì bộ phận sưởi ấm của máy gặp trục trặc và có thể máy bay đã không theo đúng lộ trình vì la bàn chỉ sai hướng. Để giữ nhiệt độ bên trong đủ ấm thì phi công đã phải bay ở độ cao thấp hơn thông thường. Bởi vì bay quá thấp nên máy bay không đủ nhiên liệu khiến phi công không kịp trở tay và báo về không lưu. Đến khi cạn nhiên liệu thì máy bay mất độ cao nhanh chóng rồi đâm thẳng xuống biển.
7. Tan biến lần thứ hai thì không còn là trùng hợp
Chỉ sau một năm kể từ ngày chiếc Star Tiger mất tích, hãng hàng không British South American Airways tiếp tục bị Tam Giác Quỷ nuốt thêm một chiếc máy bay nữa. Lần này cũng là một chiếc Tudor IV có tên Star Ariel chở 13 hành khách và 7 phi hành đoàn rời đảo Bermuda vào ngày 17/1/1949. Khoảng một giờ sau khi cất cánh, phi công thông báo với trạm không lưu rằng mọi thứ đều ổn nhưng ngay lập tức nói thêm một câu khó hiểu rằng anh đang thay đổi tần số.
Sau đó thì người ta không thể liên lạc với chiếc máy bay xấu số này thêm lần nào nữa. Một chiến dịch tìm kiếm đã được triển khai nhưng không tìm được bất kỳ một mảnh vỡ hay vật gì liên quan đến chiếc máy bay cả. Sau khi chiếc Ariel mất tích, hãng hàng không này đã ngừng sử dụng dòng máy máy Tudor IV.
6. Niềm tự hào của Hải Quân Hoa Kỳ cũng không là ngoại lệ
Trong suốt Thế chiến thứ 1, chiến hạm USS Cyclops đóng vai trò chở than cung cấp cho toàn bộ Hải quân Mỹ và thường neo ở vùng biển Bờ Đông. Đến năm 1918 thì USS Cyclops được điều động đến Brazil ở tiêp nhiên liệu cho tàu của quân Đồng minh. Với 309 thủy thủ trên khoang, chiếc chiến hạm rời thành phố Rio de Janeiro và dự định đến Quốc đảo Barbados vào tháng 3 cùng năm. Và cũng giống như tàu thuyền trong khu vực Bermuda, USS Cyclops đã không cánh mà bay, không để lại một chút dấu vết.
Theo như Hải quân Mỹ nói thì sự biến của con tàu là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử của Hải Quân và mọi nỗ lực tìm kiếm con tàu đều bất thành. Trong thời điểm đó, không hề có tàu ngầm của phe địch trong hoạt động trong Đại Tây Dương. Thậm chí là thông tin tình báo từ chính quân Đức cũng cho thấy rằng không hề có vụ tấn công nào được thực hiện và vụ tàu USS Cyclops biến mất vẫn đang tổn thất không liên quan đến chiến đấu lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.
5. Dù có nhân chứng vẫn không thể tìm được xác máy bay
Vào ngày 31/3/1984, một chiếc máy bay dân dụng của hãng Cessna rời Fort Lauderdale, Florida đến đảo Bimini thuộc Bahamas. Trên chiếc máy bay này chở nhân viên của công ty và dù phi công chính cùng phi công phụ đều dày dặn kinh nghiệm nhưng đã không thể đến đích an toàn. Ở giữa lộ trình bay, chiếc máy bay giảm tốc đáng kể nhưng không phát tín hiệu cấp cứu báo hiệu sự cố. Đột nhiên, máy đâm xuống biển và hoàn toàn biến mất khỏi màn hình radar của không lưu. Có một nhân chứng trên hòn đảo Bamini nói rằng cô đã thấy một chiếc máy bay cắm đầu xuống biển cách đảo chừng 1 dặm nhưng khi đội tìm kiếm đến nơi thì không hề có mảnh vỡ nào.
4. Chuyến bay mất tích giữa không trung
Vào ngày 3/11/1978, một chiếc máy bay loại Piper Navajo của hãng hàng không Eastern Caribbean Airway rời khỏi đảo St. Croix. Viên phi công có tên Irving Rivers một mình lái chiếc máy bay đến một hòn đảo khác có tên St.Thomas để đón khách. Trong suốt quá trình bay, điều kiện tầm nhìn và độ ẩm luôn ở mức tốt nhưng lúc gần đến St.Thomas thì xuất hiện một cơn mưa nhỏ.
Nhân viên ở trạm không lưu thông báo qua radio để người phi công chuyển hướng tránh nguy hiểm. Lúc này, Rivers trả lời rằng anh đã nhận thông tin và điều chỉnh đường bay. Khi chiếc máy bay cách sân bay St.Thomas khoảng 1 dặm, nhân viên không lưu đã nhìn thấy đèn tín hiệu của chiếc Navajo đang nhấp nháy. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảnh khắc quay đi để điều hướng cho một chiếc máy bay khác rồi quay lại thì đèn tín hiệu đã biến mất khỏi bầu trời và cả chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar.
3. Dù có là Nữ Hoàng nhưng vẫn không thoát khỏi số phận
Vào tháng 2/1963, một chiếc tàu chở hàng có tên SS Marine Sulphur Queen chở lưu huỳnh nóng chảy đột nhiên biến mất ngoài khơi vùng biển phía nam Florida. Toàn bộ 39 thủy thủ cùng chiếc tàu biến mất không một chút dấu vết. Theo điều tra của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa kỳ, chiếc tàu chở hàng đang trong tình trạng không đảm bảo an toàn và đáng lẽ không được phép ra khơi vì đã bị cải tạo để chở hàng nguy hiểm như lưu huỳnh, còn trọng tâm tàu thì quá cao có thể bị sóng đánh lật úp. Cuối cùng thì không ai biết được chuyện gì đã xảy với con tàu, không hề có một dấu vết nào lại trên biển, kể cả mớ lưu huỳnh mà nó chở.
2. Máy bay hư thì không nên cất cánh
Vào ngày 28/12/1948, một chiếc máy bay Airborne Transport DC-3 ở 29 hành khách từ Sa Juan, Puerto Rico đến Miami, Florida. Trước đó một ngày, viên phi công nói với đội bảo dưỡng rằng đèn tín hiệu bị hòng còn ắc quy của máy bay thì hết điện rồi. Tuy nhiên anh này không đồng ý dời lịch bay nên vẫn cất cánh đúng giờ. Những tưởng chuyến bay sẽ hạ cánh suôn sẻ vì phi công vẫn liên lạc với trạm không lưu tạo Miami vào báo cáo rằng đang cách Miami 50 dặm về phía Nam. Tuy nhiên, thực tế là anh này đang liên lạc với trạm không lưu New Orleans cách vị trí được báo cáo đến 600 dặm. Sau lần báo cáo sai vị trí đó thì người ta đã không thể liên lạc với phi công và chiếc máy bay cũng biến mất không chút dấu vết như mọi lần khác.
1. Dù có là máy bay chiến đấu thì cũng phải đầu hàng
Vào buổi chiều ngày 5/12/1945, năm chiếc máy bay ném ngư lôi Avenger của Hải quân Mỹ rời sân bay Naval tại Fort Lauderdale, Florida trong một buổi đào tạo phi công. Chỉ huy buổi đào tạo là Trung úy Charles Taylor cùng 13 học viên. Trong khoảng một tiếng rưỡi bay, Taylor đã gọi về căn cứ nói rằng la bàn của anh không hoạt động nhưng ước tính là đang ở đâu đó gần đảo Florida Keys.
Nhân viên kiểm soát không lưu yêu cầu Taylor bay đến phía bắc Miami nếu như anh chắc chắn mình xác định đúng vị trí. Dù là một phi công kinh nghiệm nhưng Taylor đã lạc hướng và dẫn cả đội bay về phía đại dương mênh mông. Đến khi màn đêm buông xuống, tín hiệu liên lạc qua radio yếu dần rồi thế là cả phi đội biến mất. Dù đã có thông tin về hướng bay của Taylor nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy 5 chiếc máy bay này.
- Vì sao những con chim trời nhỏ bé có thể làm hỏng cả máy bay hàng trăm triệu đô?
- Điều gì đã giúp các loài cá vùng biển sâu chịu được áp lực nước lên đến hàng ngàn tấn trên mỗi mét vuông?
Nguồn: How Stuff Work
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!