Task Manager là một ứng dụng cực kỳ tiện lợi được Microsoft tích hợp sẵn trên Windows 10 nhằm giúp người dùng theo dõi và kiểm soát các hoạt động đang diễn ra trên máy tính của mình. Tuy nhiên, hầu hết các bạn chỉ sử dụng Task Manager ở mức cơ bản đó là xem các ứng dụng hay tác vụ nào đang chạy và End task các tác vụ bị lỗi mà không biết rằng Task Manager có thể làm được nhiều việc khác hay ho hơn thế.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn 10 mẹo cực hay của Task Manager mà bạn nên thử dù chỉ một lần. Biết đâu sau khi dùng, bạn lại cảm thấy đây là mẹo mà bạn không thể “sống nếu thiếu nó” thì sao.
Mẹo mở nhanh Task Manager
Có khá là nhiều cách để mở Task Manager như nhấp chuột phải vào Taskbar rồi chọn Task Manager, hoặc bấm Ctrl + Alt + Delete rồi chọn Task Manager. Nếu bạn muốn dùng chuột rườm rà thì có thể bấm Ctrl + Shift + Esc để mở nhanh Task Manager. Ngoài ra, còn có một số cách khác như click chuột phải vào Start Menu hay dùng hộp thoại Run nhưng mấy cách không nhanh bằng phím tắt nên mình sẽ không nêu ra.
Kiểm tra nguyên nhân làm đơ ứng dụng
Như mình đã nêu ở đầu bài, một trong những nguyên nhân khiến người dùng phải sử dụng đến Task Manager đó là dùng để tắt các tác vụ hay ứng dụng bị đơ hoặc không phản hồi. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cảm thấy một ứng dụng mất quá nhiều thời gian để phản hồi cũng bị đơ, nó có thể chỉ đang cần thêm thời gian để xử lý hết các tác vụ mà bạn yêu cầu ứng dụng phải thực hiện.
Nếu lọt vào trường hợp ứng dụng cần nhiều thời gian hơn để xử lý mà bạn ép tắt ứng dụng sẽ gây ra vấn đề mất dữ liệu. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra xem nguyên nhân do đâu mà ứng dụng lâu phản hồi thông qua Task Manager. Hướng dẫn chi tiết tại đây!
Khởi động lại Windows Explorer
Nếu như bạn chưa biết thì Windows Explorer hay File Explorer có vai trò đảm nhận trách nhiệm quản lý giao diện người dùng chẳng hạn như Taskbar, Start Menu.v.v. trên Windows. Nếu như bạn gặp các vấn đề liên quan đến các giao diện người dùng này thì việc khởi động lại Windows Explorer là điều đầu tiên bạn nên thử để sửa lỗi.
Đương nhiên là nếu Restart lại PC cũng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng như thế bạn sẽ phải đợi cho máy khởi động lại, còn nếu bạn Restart Windows Explorer thì sẽ tốn ít thời gian hơn nhiều và các cửa sổ hay ứng dụng bạn đang mở cũng không cần mở lại từ đầu. Hướng dẫn chi tiết khởi động lại Windows Explorer tại đây!
Giám sát hiệu năng và tài nguyên máy tính dễ dàng hơn
Nếu như bạn mở Task Manager lên và truy cập mục Performance, bạn sẽ có thể quan sát được CPU, RAM, GPU, ổ cứng, tốc độ Ethernet, Wifi đang hoạt động như thế nào, bao nhiêu tài nguyên còn trống hay đã được sử dụng. Tuy nhiên, nếu để cửa sổ Task Manager quá to sẽ chiếm phần lớn diện tích màn hình, mà nếu bạn nhấp giữ chuột thu nhỏ cửa sổ lại thì nó vẫn sẽ hiện những thứ “râu ria” không cần thiết trong khi bạn chỉ muốn coi mức tài nguyên sử dụng mà thôi.
Để có thể thu nhỏ cửa sổ Task Manager một cách gọn gàng và tinh tế hơn, bạn nhấp chuột phải vào bất kỳ ô phần cứng nào ví dụ như CPU, RAM, Disk.v.v. rồi chọn Summary view.
Task Manager sẽ tự động thu nhỏ lại nhất có thể và chỉ hiển thị đúng các thông tin mức sử dụng phần cứng.
Ngoài ra, bạn còn có thể nhấp chuột phải và một ô phần cứng bất kỳ và chọn Copy rồi paste ra ngoài Notepad để lưu dữ liệu hoặc chia sẻ lên các diễn đàn để nhờ giúp đỡ hoặc khắc phục sự cố.
Tra trên mạng những tác vụ đáng ngờ
Task Manager có một tính năng rất là hữu ích đó là Search Online. Tính năng này cho phép người dùng tra trực tiếp trên mạng một tác vụ đáng ngờ nào đó đang chạy trong máy tính thông qua Task Manager mà không cần mở trình duyệt web một cách thủ công.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, nếu bạn thấy một tác vụ hay một ứng dụng khả nghi đang chạy mà không biết rõ nó là gì, bạn có thể nhấp chuột phải và chọn Search Online. Lập tức, trình duyệt web sẽ mở ra và tự tra cho bạn rằng tác vụ hay ứng dụng đó là gì.
Hiển thị thêm thông tin trên Task Manager
Theo mặc định thì Task Manager chỉ hiển thị một cố cột thông tin nhất định trong mục Processes, mặc dù những cột này đã cung cấp đủ thông tin cho người dùng, tuy nhiên bạn vẫn có thể thêm một số cột thông tin hữu ích khác nữa nếu muốn bằng cách nhấp chuột phải vào đầu bất kỳ cột nào và chọn thêm thông tin nào mà bạn thích.
Ví dụ như:
- Type: sẽ cho bạn biết rằng một tác vụ đang chạy là ứng dụng, hay tác vụ chạy nền, hay tác vụ của Windows.
- Publisher: sẽ cho bạn biết nhà phát triển của chương trình đó.
- Process name: sẽ cho bạn biết tên ứng dụng của tác vụ đang chạy.
Hiển thị phần trăm mức độ ngốn RAM của ứng dụng
Chắc các bạn cũng biết là Task Manager cho phép chúng ta có thể theo dõi mức độ sử dụng RAM của ứng dụng. Nhưng theo mặc định thì Task Manager chỉ hiển thị mức RAM sử dụng ở đơn vị MB mà thôi chứ không hiển thị được ứng dụng đang ăn bao nhiêu phần trăm trên tổng số RAM của hệ thống. Tuy nhiên, chỉ với một vài thao tác điều chỉnh đơn giản, bạn hoàn toàn có thể khiến cho Task Manager hiển thị mức phần trăm sử dụng RAM thay vì hiển thị MB. Hướng dẫn chi tiết tại đây!
Tìm vị trí của ứng dụng được lưu trên máy tính
Nếu như bạn phát hiện một tác vụ khả nghi nào đó đang chạy, ngoài cách Search Online ra bạn còn có lựa chọn mở vị trí thư mục dùng để lưu ứng dụng đang chạy tác vụ đó trên máy tính của bạn. Tính năng này giúp bạn không những nhìn tận mặt mà còn biết luôn cả vị trí của ứng dụng đó được lưu ở đâu để nếu cần, bạn có thể xóa file khi cần thiết.
Để thực hiện, bạn click chuột phải vào ứng dụng hay tác vụ đang chạy trong Task Manager và chọn Open file location.
Thêm tiện ích cho Task Manager
Task Manager còn có một số tiện ích đi kèm theo cho phép bạn thêm vào để giúp trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Ví dụ như bạn bấm vào mục Options rồi chọn Always on top để đính Task Manager lên trên bất kỳ một cửa sổ ứng dụng nào. tiện ích này giúp bạn có thể thoải mái quan sát Task Manager mà không sợ bị các cửa sổ khác che mất. Nếu bạn kết hợp Always on top với tính năng thu nhỏ cửa sổ Task Manager mà mình giới thiệu bên trên sẽ giúp cho bạn dễ dàng quan sát nhưng vẫn giữ được không gian desktop gọn gàng.
Tiếp theo, bạn còn có thể chọn mục nào là mục hiển thị mặc định của Task Manager mỗi khi mở lên ở dòng Set default tab.
Ngoài ra, ở mục View bạn chọn Update speed để chọn tốc độ cập nhật và Task Manager sẽ hiển thị cho bạn là nhanh, bình thường, chậm hoặc tạm dừng nếu bạn muốn ngâm cứu.
Tìm ứng dụng đang “bào sức” ổ cứng của bạn
Mặc định, ứng dụng sẽ truy cập vào ổ cứng của bạn khi nó cần mở file hoặc bạn điều chỉnh hay sửa đổi gì đó trong ứng dụng. Ví dụ như bạn mở Word lên và gõ chữ vào đó tức là bạn đang tạo và chỉnh sửa tài liệu. Lúc này Word sẽ ghi dữ liệu vào ổ cứng. Cùng lúc đó Word cũng sẽ đọc dữ liệu từ ổ cứng để truy cập phiên bản hiện tại của tài liệu đó.
Điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu có một ứng dụng đang đọc ghi dữ liệu liên tục vào ổ cứng dù cho bạn không sử dụng nó hoặc thậm chí bạn còn không biết đó là ứng dụng nào thì đây lại là một vấn đề không bình thường chút nào.
Để kiểm tra xem mức độ đọc ghi của ứng dụng bằng Task Manager, các bạn xem hướng dẫn chi tiết tại đây nhé!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Nguồn: makeuseof