GPU Boost là một thuật ngữ được Nvidia đặt ra để chỉ việc tận dụng hết sức mạnh của GPU (card đồ họa) để tăng mức FPS khi bạn chơi game. Bắt đầu với GTX 600 series thì tất cả mọi game và ứng dụng đều chạy ở mức xung cơ bản. Nếu có thêm năng lượng khả dụng thì Boost Clock (mức xung boost) sẽ được bật cho đến khi nó đạt đến Power Target (công suất định trước). Công nghệ GPU Boost sẽ theo dõi và kiểm soát dữ liệu một cách chặt chẽ để điều chỉnh mức điện áp phù hợp vài lần mỗi giây. Các GPU của AMD cũng có công nghệ tương tự kiến chúng có thể đẩy điện áp và mức xung nhịp lên khi cần thiết để tăng hiệu suất.
Tùy theo từng hãng, từng dòng sản phẩm card đồ họa custom mà mức xung boost này có thể khác nhau. Tùy theo khả năng tản nhiệt của card mà GPU Boost hoạt động với hiệu suất khác nhau. Tản nhiệt càng khỏe, chip GPU càng mát mẻ thì GPU Boost càng thoải mái trong việc đẩy xung lên cao và duy trì trong thời gian dài hơn. Về bản chất thì nó cũng tương đồng với các công nghệ giúp CPU “bứt tốc” như Turbo Boost của Intel và Turbo Core của AMD.
Ứng dụng thực tế:
GPU chơi game sẽ có 2 mức xung được ghi trên vỏ hộp là base clock và boost clock. Base clock có thể xem là mức xung nhịp tối thiểu của card khi bạn chơi game và chạy ứng dụng. Nếu GPU vẫn nằm trong mức nhiệt độ cho phép thì công nghệ GPU Boost sẽ giúp bạn đẩy xung của GPU lên, cao nhất là đến chạm mức boost clock luôn. Kết quả là mức FPS của bạn sẽ tăng lên kha khá.
Với những GPU có dàn tản nhiệt càng mạnh thì công nghệ GPU Boost sẽ giúp nó xuất ra được mức FPS trung bình càng cao.
Nguồn: Tom’s Hardware