TDP là viết tắt của Thermal Design Power, tức là “công suất tỏa nhiệt theo thiết kế”. Số TDP này sẽ cho biết công suất tỏa nhiệt tối đa của chip máy tính như CPU, GPU và chipset theo đơn vị Watt. Ngoài ra nó cũng thường được dân công nghệ xem như chỉ số tiêu thụ điện năng.
Cùng một dòng, cùng thế hệ thì linh kiện có số TDP lớn hơn sẽ có hiệu năng cao hơn. Đồng thời cũng ăn điện mạnh hơn và tỏa nhiệt nhiều hơn. Các bên OEM (các nhà sản xuất laptop, PC đồng bộ) đôi khi cũng có thể hạ TDP trên chip để tăng thời lượng pin hoặc đẩy TDP lên cao hơn để tăng hiệu suất. Khi mua CPU thì anh em nên để ý đến chỉ số TDP này để xác định loại tản nhiệt mà anh em cần để cân được nó, cũng như đảm bảo rằng cục nguồn của bạn có thể cân được nó.
Tuy nhiên anh em cần nhớ là số TDP này cũng không hoàn toàn chính xác, mức tỏa nhiệt thực tế của một con CPU có thể dễ dàng vượt TDP được công bố của chính nó. Ví dụ như một con Core i7-9700K có TDP 95W nhưng trên thực tế thì khi ép xung nó sẽ tăng lên rất nhiều, 150 hay thậm chí 200W là chuyện bình thường. Ngược lại, khi tải thấp hoặc chạy không tải thì CPU, GPU cũng có mức tỏa nhiệt, mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều so với TDP.
Nguồn: Tom’s Hardware