sRGB là không gian màu phổ biến nhất hiện nay, vậy thực chất nó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

sRGB là gì? sRGB là từ viết tắt của Standard Red Green Blue và đây là một không gian màu (hiểu nôm na là một tập hợp màu) được tạo ra bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục đích là để tiêu chuẩn hóa các màu sắc được thể hiện trên các thiết bị điện tử. Hiện nay, sRGB là không gian màu phổ biến nhất và được dùng cho Windows, hầu hết các trình duyệt web, game PC và console.

Đi bên cạnh dòng chữ sRGB thường sẽ là con số %, cho biết màn hình đó có thể tái tạo được bao nhiêu phần trăm màu trong không gian sRGB. Lưu ý rằng đây chỉ là con số tham khảo, còn con số chính xác thì phải dùng công cụ chuyên biệt để kiểm tra nhé. Còn thông số về gam màu (color gamut) của một chiếc màn hình sẽ cho biết nó sẽ hỗ trợ không gian màu nào và độ phủ của không gian màu đó là bao nhiêu.

International Electrotechnical Commission (IEC) đã tiêu chuẩn hóa sRGB vào năm 1999. sRGB sử dụng hệ màu 8-bit và có giá trị gamma nằm ở 2.2, các bạn có thể xem thông số chính thức tại đâytại đây nhé.

Bên cạnh sRGB thì chúng ta còn có AdobeRGB thường hay được sử dụng trong những tác vụ chuyên nghiệp nhờ hỗ trợ nhiều màu sắc hơn và tốt hơn cho các phần mềm như Adobe Photoshop. Bên cạnh đó thì chúng ta còn có DCI-P3; nó cũng bao phủ nhiều màu sắc như AdobeRGB nhưng là dành cho điện ảnh và đã được tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu.

DCI-P3 và AdobeRGB đều hỗ trợ nhiều màu sắc hơn sRGB. Cụ thể thì một chiếc màn hình DCI-P3 sẽ có gam màu rộng hơn 25% so với màn hình sRGB. Bên cạnh đó thì sự khác biệt còn nằm ở chỗ DCI-P3 tương thích với hệ màu 10-bit – một yếu tố quan trọng để hiển thị nội dung HDR (High Dynamic Range) một cách sống động hơn. Trong khi đó, một chiếc màn hình cho dù có gam màu 100% sRGB cũng không quá hữu dụng khi hiển thị nội dung HDR.

Những nội dung gaming và giải trí thuộc thể loại SDR (Standard Dynamic Range) thường sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn khi màu sắc trở nên rực rỡ, lung linh hơn, cho dù biết rằng độ chính xác màu sẽ không cao. Do đó, hiện nay đã có vài mẫu màn hình gaming có gam màu nhiều hơn cả 100% sRGB, từ đó khiến các nội dung SDR trở nên bắt mắt hơn so với những gì mà nhà sản xuất nội dung dự tính.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: tom’s HARDWARE


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN360