Có lẽ hầu hết anh em đều đã được tận hưởng sự sung sướng khi lần đầu tiên mở máy có cắm SSD đúng không nào. Tuy nhiên, thời gian boot Windows trên các loại phần cứng của AMD và Intel bên nhanh bên chậm anh em ạ. Để kiểm chứng đội xanh hay đội đỏ nhanh hơn thì trang Tom’s Hardware đã thực hiện một số bài kiểm tra thời khởi động, thời gian tắt máy và thời gian restart cho chúng ta cùng xem.

Các thiết lập ban đầu

Trước khi đi vào phần thiết lập thì nguyên nhân có sự chênh lệch trong thời gian khởi động hay tắt máy là nằm ở chipset. Một số loại chipset có tốc độ phản hồi nhanh hơn các loại khác và trong bài kiểm tra này thì chúng ta sẽ thử nghiệm trên chip X570 của AMD và Z490 của Intel, đây là hai dòng chipset đầu bảng của mỗi bên. Trong đó, chipset X570 có hỗ trợ các loại ổ cứng PCIe 4.0 nhưng chưa chắc sẽ cho tốc độ nhanh hơn trong mọi trường hợp nhé.

Hệ điều hành – Windows 10 và Ubuntu 20.04

Nếu anh em chưa biết thì Windows 10 có chế độ Fast Startup giúp rút ngắn quá trình khởi động máy. Thông thướng, tính năng này sẽ giảm thời gian khởi động đi từ 15 đến 25 giây xuống còn khoảng 5 giây và có khi là ít hơn nên sẽ giúp giảm thời gian khởi của AMD lẫn Intel. Với lượng người dùng chiếm đông đảo nên thường thì thử bằng Windows là ổn rồi, nhưng vì muốn kết quả đa dạng hơn một chút nên sẽ dùng thêm cả Ubuntu 20.04 nhé.

Đây là một phiên bản distros phổ biến của hệ điều hành Linux, không có chế độ fast startup như Windows, không có bất kỳ mẹo hay thủ thuật nào giúp tăng tốc thời gian khởi động máy cả. Khi khởi động thì Ubuntu tải tất cả các file hệ thống cùng lúc và theo một thứ tự nhất định.

Phần cứng dùng để thử nghiệm

Dàn máy AMD

  • CPU: Ryzen 5 3600X
  • Mainboard: ASRock X570 Taichi
  • Ổ cứng: SSD Intel Optane 905p 1,5TB
  • RAM: 2x8GB Corsair Vengeance RGB Pro CL18 DDR4-3600
  • Card đồ họa: Sapphire Pulse Radeon RX 570 4GB
  • Nguồn: Corsair RM850X

Dàn máy Intel

  • CPU: Core i5-10600K
  • Mainboard: ASRock Z490 Taichi
  • Ổ cứng: SSD Intel Optane 905p 1,5TB
  • RAM: 2x8GB Corsair Vengeance RGB Pro CL18 DDR4-3600
  • Card đồ họa: Sapphire Pulse Radeon RX 570 4GB
  • Nguồn: Corsair RM850X

Kết quả thử nghiệm 

Thời gian khởi động 

Sau khi tùy chỉnh các thiết lập trong UEFI thì thời gian khởi động trên chipset Z490 rất nhanh, cả Windows 10 và Ubuntu đều nhanh hơn 40% so với chipset X570.

Thời gian tắt máy

Mặc dù thời gian dàn máy Intel khởi động ngắn hơn Ubuntu nhưng thời gian tắt mấy thì Ubuntu lại ngắn hơn gần một nửa. Bên cạnh đó thời gian tắt máy của Ubuntu trên hai loại chipset đều nhanh hơn Windows và chipset của Intel vẫn chiến thắng anh em ạ.

Thời gian khởi động lại

Với chipset Z490 thì thời gian khởi động lại cả hai hệ điều hành đều dưới 14 giây. Còn bên X570 thì có lẽ là cần tối ưu lại một chút.

So sánh sau khi tùy chỉnh UEFI

Khi PC khởi động thì phần cứng và các thiết lập trong UEFI đều rất quan trọng. Trên các dòng mainboard hiện đại  thì UEFI còn có thêm cả các tính năng Fast Boot hoặc Ultra-Fast boot giúp rút ngắn thời gian khởi động, tắt máy và restart đi rất nhiều. Sau bài thử nghiệm với toàn bộ thiết lập UEFI ở chế độ mặc định thì trang Tom’s Hardware có bật chế độ Ultra-Fast boot trên hai dòng mainboard ASRock để phần cứng bỏ qua một bước kiểm tra quy trình POST (Power on Self Test) và tắt các tính năng tiết kiệm năng lượng trong firmware của mainboard như:

  • Cài đặt lại DRAM XMP
  • Tắt Virtualization – SVM Mode / Intel virtualization technology
  • Tắt IOMMU / Intel VT-d
  • Tắt SR-IOV
  • Tắt LANs
  • Tắt SATA controller bên thứ ba
  • Tắt iGPU (Intel)
  • Tắt ASPM
  • Tắt C-states Control
  • Tắt CSM
  • Bật Ultra-Fast Boot
  • Tắt/giữ nguyên – Option ROM
  • Chỉnh POST delay về ít nhất 1 giây

Sau khi chỉnh xong thì thời gian khởi động, tắt máy vẫn restart bên X570 của AMD đều được cải thiện kha khá, còn bên Z490 của Intel thì rút ngắn được gần một nửa anh em ạ. 

Kết luận

Dù dòng mainboard X570 của AMD đã có nhiều cải tiến nhưng nếu anh em cần PC có thời gian khởi động nhanh thì Z490 của Intel vẫn là lựa chọn tốt hơn. Dù anh em có đang dùng Windows hay Linux thì Z490 vẫn cho tốc độ phản hồi tốt hơn khá nhiều. Tuy nhiên, không phải vì khởi động chậm hơn một chút là bỏ xó AMD đâu nha anh em. Đa số trường hợp và người dùng không cần hơn thua nhau vài giây khởi động máy để làm gì cả, chỉ trừ khi anh em sắp trễ deadline mà thôi.

Nguồn: Tom’s Hardware