Đừng tắt máy tính của bạn mỗi ngày nữa, và sau đây là một số lý do mà bạn không nên làm như thế.
Nếu như bạn có thói quen chuyên tắt máy mỗi ngày sau khi sử dụng xong thì có thể các bạn đang tự làm phiền bản thân mình một cách không cần thiết (đương nhiên là không bao gồm mọi người). Windows 10 và Windows 11 sở hữu các biện pháp khác giúp bạn tiết kiệm năng lượng và thời gian hiệu quả hơn so với việc thường xuyên tắt máy tính. Các bạn hãy cùng tụi mình đi tìm hiểu xem các lý do đó là gì nhé.
Thay vì tắt máy để tiết kiệm điện, hãy dùng chế độ Sleep hoặc Hibernate
Tắt máy tính sau khi sử dụng xong là điều dễ hiểu. Nếu như bạn không sử dụng máy tính nữa thì cứ tắt máy đi để tiết kiệm điện thôi. Tuy nhiên nếu bạn cho máy vào chế độ Sleep, máy tính của bạn sẽ chỉ sử dụng một phần nhỏ điện năng so với lúc mà nó tiêu thu khi được bật và sử dụng. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho máy tính nhanh chóng khởi động lại khi bạn cần dùng máy.
Gần như tương tự với chế độ Sleep, chế độ Hibernate sẽ lưu toàn bộ hiện trạng máy của bạn (ví dụ như dữ liệu mà máy tính đang chứa trong RAM) vào ổ HDD hoặc SSD, sau đó tắt nguồn. Khi bạn khởi động máy tính lại, Windows sẽ “load” các dữ liệu được lưu trong ổ cứng và hiển thị chúng đúng chính xác như cái lúc mà bạn đưa máy vào chế độ Hibernate.
Một số người quyết định tắt máy tính sau khi sử dụng để tránh trở thành đối tượng của các cuộc tấn công bởi hacker hay DDOS. Điều này là hoàn toàn chính xác. Việc bạn mở máy tính và kết nối nó với mạng internet càng lâu thì nguy cơ bạn trở thành đối tượng bị hacker nhắm tới sẽ cao hơn so với việc bạn tắt máy tính. Tuy nhiên, khi bạn để máy tính ở chế độ Sleep hoặc Hibernate thì hacker từ xa cũng không thể nào truy cập được vào máy tính của bạn, nên về cơ bản thì tắt máy hay Sleep máy cũng sẽ đảm bảo độ bảo mật của bạn như nhau.
Tắt máy thường xuyên làm tốn thời gian
Mỗi khi bạn tắt máy thì bạn đang tăng thêm thời gian chờ cho lần bật máy sau. Nguyên do là vì máy tính sẽ khởi động lại mọi thứ từ đầu, điều này có nghĩa là nó sẽ phải nạp lại dữ liệu của hệ thống vào trong RAM mỗi khi bạn bật máy lên.
Ngoài ra, bạn còn phải tốn thêm thời gian khởi động lại các ứng dụng mà bạn đang dùng dở trong lần mở máy trước. Khi các ứng dụng này khởi động lại thì chúng cũng sẽ load lại các dữ liệu của chúng, và điều này càng gây tốn thêm thời gian.
Nếu như bạn để máy sleep thay vì tắt, thì mọi thứ bao gồm hệ điều hành, ứng dụng, dữ liệu đều sẽ được lưu lại và mở ra sẵn cho lần mở máy sau. Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian nếu như các ứng dụng bạn sử dụng là các ứng dụng đòi hỏi nhiều thời gian khởi động. Bên cạnh đó, khi máy tính sleep thì nó cũng sẽ tự động update Windows khi cần thiết. Đến sáng bạn mở mắt và khởi động máy thì bản update đã được cập nhật hoàn tất, và bạn chỉ việc ngồi vào máy và sử dụng thôi.
Khi nào thì nên tắt máy tính?
Dù chế độ Sleep và Hibernate rất tốt, nhưng cũng sẽ có những thời điểm hoặc trường hợp mà bạn nên tắt máy hẳn thì sẽ có lợi hơn. Ví dụ như nếu bạn không sử dụng tới máy tính một thời gian dài, cỡ vài ngày, vài tuần cho tới vài tháng thì tốt nhất bạn cứ tắt máy hẳn.
Một trường hợp khác mà bạn nên tắt máy hẳn đó là để sửa lỗi cho máy. Nếu máy tính hoạt động trong một thời gian dài thì đôi khi nó sẽ xảy ra lỗi. Lúc đó, máy tính sẽ cần phải được tắt hoàn toàn trong vòng tối thiểu 30 giây rồi khởi động lại để Windows load lại tất cả driver, cũng như là các ứng dụng để sửa lỗi.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Rank của RAM là gì và nó cải thiện hiệu năng PC như thế nào? Đây là câu trả lời cho bạn
- Tìm hiểu về các lỗi đồ họa phổ biến và cách để khắc phục
Nguồn: howtogeek
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!