Khi anh em mua card đồ họa mới thì thường sẽ quan tâm đến hiệu năng, giá cả, ngoại hình và một vài thông số khác. Trong đó, có một thông số được khá nhiều anh em lưu ý là lượng điện (Watt). Nhưng mỗi hãng, mỗi dòng card lại dùng nhiều cụm từ viết tắt khác nhau khiến không ít anh em cảm thấy khó hiểu. Vì thế, trong bài viết này, mời các bạn cùng mình tìm hiểu về sự khác nhau của TDP và TGP, cũng như một số từ “lạ lùng” khác như TBP, GCP, MPC, … thỉnh thoảng vẫn xuất hiện khi đọc tin công nghệ.

Ý nghĩa của các từ viết tắt

Về cơ bản thì TDP và TGP là hai thuật ngữ Nvidia hay dùng để nói về lượng điện năng mà card đồ họa dùng, ngoài hai từ này thì anh em sẽ thấy thêm một vài từ viết tắt khác:

  • TDP – Thermal Design Power (hoặc Thermal Design Point hoặc Thermal Design Parameter)
  • TGP – Total Graphics Power
  • TBP – Total Board Power (AMD thì gọi là Typical Board Power)
  • GCP – Graphics Card Power
  • MPC – Max Power Consumption

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng các tên tiếng Anh luôn chứ không dịch sang tiếng Việt để anh em tiện theo dõi nhé.

Sự lằng nhằng trong cách viết thông số kỹ thuật

Về cơ bản thì TDP là lượng nhiệt mà hệ thống làm mát phải tản ra bên ngoài khi card đồ họa hoạt động trong điều kiện bình thường. Chẳng hạn mức TDP 100W có nghĩa là hệ thống làm mát của card đồ họa phải được thiết kế để tản đi lượng nhiệt tương đương với 100W. Lý do vì sao nhiệt tính bằng đơn vị W thì mình sẽ giải thích ở một bài khác nhé. 

Tuy nhiên, TDP không phải là tổng lượng điện năng card đồ họa tiêu thụ nha anh em. Quay trở về năm 2019, khi AMD ra mắt card đồ họa Radeon RX 5700 thì Nvidia có tung ra một bảng so sánh card Radeon với Geforce RTX như hình bên dưới. Theo như bảng so sánh này thì TDP chỉ là công suất của GPU thôi nha anh em. Có vẻ đó là lý do mà dòng chú thích ở trên ghi TDP là Thermal Design Parameter (tạm hiểu là thông số về nhiệt) chứ không phải là Thermal Design Power (tạm hiểu là thông số về điện, công suất).

Thật ra, lượng điện card đồ họa tiêu thụ là số TGP (Total Graphics Power), một số trường hợp khác thì dùng TBP cũng là một thứ đấy nhé. Về cơ bản thì sự khác nhau giữa TDP và TGP chính là lượng điện của memory subsystem (tạm dịch: hệ thống bộ nhớ trong card đồ họa) cộng với lượng điện của dàn VRM. Hoặc nếu theo file hướng dẫn sử dụng của dòng card Quadro thì “TGP là lượng điện tối đa mà bộ nguồn phải cung cấp cho card đồ họa”.

Nếu anh em thấy chưa đủ “xoắn não” thì Nvidia còn sử dụng thêm một từ khác, đó là Max Power Consumption (MPC) trong phần thông số kỹ thuật của một số dòng card Quadro RTX. Dường như số MPC này cũng không bằng với số TGP luôn anh em ạ. Ví dụ: nếu anh em vào trang giới thiệu dòng card Quadro RTX 5000 thì sẽ thấy trên website giới thiệu ghi MPC là 256W, còn trong thông số chi tiết thì TGP là 230W.

Đến dòng card Quadro RTX 8000 mới hơn thì Nvidia liệt kê TBP là 295W, còn TGP là 265W anh em ạ. Có vẻ số TBP này chính là MPC ở dòng card cũ và Nvidia dùng từ khác cho anh em “dễ phân biệt” hơn lúc trước. 

Đối với các dòng card Geforce RTX như 2080 hoặc RTX 3090 mới nhất thì Nvidia đã lược bỏ những thứ phức tạp đi và chỉ để lại các số quan trọng nhất là Graphics Card Power (lượng điện card tiêu thụ) và Recommended System Power (công suất khuyến nghị của bộ nguồn) cho anh em dễ lựa chọn.

Tóm lại thì số TBP/TGP chính là con số quan trọng nhất, cho anh em biết tổng lượng điện mà card sẽ dùng khi chạy các tác vụ nặng. Thông số này sẽ giúp anh em tính toán xem nên dùng bộ nguồn bao nhiêu Watt, hoặc tính tiền điện mỗi tháng chẳng hạn.

Tổng hợp thông số cho các dòng card đồ họa

Bên dưới đây là bảng tổng hợp thông số TBP và công suất GPU của các dòng card phổ biến cho anh em tham khảo nhé:

Card đồ họaTBP (W)Công suất GPU(W)
Nvidia GeForce
GeForce RTX 3090350
GeForce RTX 3080320
GeForce RTX 3070220
GeForce RTX 2080 Ti250
GeForce RTX 2080 S250
GeForce RTX 2080215
GeForce RTX 2070 S215
GeForce RTX 2070175
GeForce RTX 2060 S175
GeForce RTX 2060160
GeForce GTX 1660 Ti120
GeForce GTX 1660120
GeForce GTX 1660 S125
GeForce GTX 1650 S100
AMD Radeon
Radeon RX 6900 XT300
Radeon RX 6800 XT300
Radeon RX 6800250
Radeon RX 5700 XT225180
Radeon RX 5700180150
Radeon RX 5600 XT150
Radeon RX 5600150
Radeon RX 5500 XT130
Radeon RX 5500150
Radeon VII300
Radeon RX Vega 64295
Radeon RX Vega 56210
Radeon RX 580185
Radeon RX 570150
Radeon RX 56060-80
Radeon RX 480150
Radeon RX 470120
Radeon RX 46070
Nvidia Quadro
Quadro RTX A6000300
Quadro RTX 8000260
Quadro RTX 6000260
Quadro RTX 5000230
Quadro RTX 4000125
Quadro P6000250
Quadro P5000180
Quadro P4000105
Quadro P200075
Quadro P100047
Quadro P62040
Quadro P40030

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Geeks3D


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360