Với việc nền tảng Intel và AMD đều đã bắt đầu hỗ trợ RAM DDR5, chúng ta cùng xem xem tốc độ của nó có thật sự đi kèm với hiệu năng hay không nhé.

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy RAM DDR5 bây giờ có thể đạt tốc độ lên đến hơn 10.000 MT/s, vậy thì đập hơn 10 triệu đồng vào kit RAM có tốc độ cao nhất liệu có thật sự đáng tiền hay không? Để có câu trả lời rõ về vấn đề này, kênh YouTube Linus Tech Tips đã tiến hành thử nghiệm với 10 kit RAM DDR5, với tốc độ trải dài từ thông số tuân theo JEDEC cho đến 7800 MT/s trên cả nền tảng AMD lẫn Intel. Mời các bạn xem chi tiết trong phần bên dưới nhé.

*Giải thích một xíu về MT/s thì trước giờ, chúng ta hay gọi tốc độ RAM là bus RAM, nhưng thực chất đây là cách gọi sai. Bus có thể tạm hiểu là kênh dẫn truyền dữ liệu chứ không phải là tốc độ dẫn truyền dữ liệu. Để hiểu rõ hơn thì các bạn có thể tham khảo trong bài viết này nhé.

Hiện tại, Intel là nền tảng duy nhất tương thích với DDR4 lẫn DDR5 trên cùng 1 con CPU. Ngoài ra, Intel cũng hoạt động ổn định hơn trong các bài test, cho nên chúng ta sẽ khởi đầu với đội xanh nhé. Lưu ý là mấy bài test dưới đây đều thực hiện khi bật XMP đó.

Đối với nền tảng Intel

RAM DDR5
RAM DDR5

Trong hầu hết các tựa game, kit RAM DDR4 có tốc độ nhanh vẫn là sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, mức p/p (hiệu năng trên giá thành) vốn từng là lợi thế lớn của DDR4 giờ gần như đã biến mất. Kit DDR4 được thử nghiệm bên trên có tốc độ 3600 MT/s với độ trễ khá là thấp.

RAM DDR5
RAM DDR5
RAM DDR5

Đúng là nó đánh bại được kit RAM DDR5 chạy với tốc độ tuân theo JEDEC đó (chênh lệch trung bình 1-10 fps), nhưng kit DDR4 này có mức giá khá là cao. Và một khi chúng ta đã bỏ ra số tiền đương tương với kit RAM DDR5 thì DDR4 không chỉ mất đi lợi thế của mình mà còn chậm hơn đáng kể so với DDR5 nữa, nhất là khi xét về con số fps của 1% lows.

1% lows – Chỉ số quan trọng không thua gì fps trung bình

RAM DDR5
RAM DDR5

Đồng ý là mức fps trung bình là con số đáng quan tâm đó, nhưng sự khác biệt giữa 311 và 315 fps cơ bản là không thể nào phân biệt được. Chính vì thế nên con số 1% lows thường sẽ quan trọng hơn, do chỉ cần khác biệt 5-10 fps thôi là đã có thể nhận ra rồi. Ngoài ra, nó còn cho thấy hiệu năng của PC trong những tình huống quan trọng, chẳng hạn như là khi combat chí chóe.

RAM DDR5
RAM DDR5
RAM DDR5
RAM DDR5
RAM DDR5

Tốc độ cao hơn chưa chắc đã ngon hơn trong thực tế

RAM DDR5

Tới đây thì có vẻ như DDR5 sẽ là sự lựa chọn lý tưởng hơn cho game thủ, nhưng cũng chưa hẳn đâu bạn nhé. Khi bổ sung kit DDR5 7600 MT/s và 7800 MT/s vào bài test, chúng ta có thể thấy nó mang lại hiệu năng cao hơn đó, nhưng cũng chỉ có vài fps mà thôi; thậm chí có khi nó còn có hiệu năng không bằng những kit RAM khác trong khi giá lại mắc hơn tới vài triệu đồng.

RAM DDR5

Trong một số bài test như AIDA64 chẳng hạn, kit RAM DDR5 càng đắt thì băng thông sẽ càng nhiều, và theo lý thuyết thì hiệu năng cũng sẽ tăng theo đó. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các bài benchmark đọc, ghi, copy của AIDA64 rất là hữu dụng trong việc phát hiện tình trạng nghẽn cổ chai và “chẩn đoán” bệnh của PC; nhưng đây cũng chỉ là những bài test synthetic mà thôi – nghĩa là nó sẽ không phản ánh hiệu năng khi sử dụng thực tế. Vả lại, không phải phần mềm nào cũng ngốn băng thông RAM như các bài test của AIDA64.

Độ trễ của RAM cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu năng

RAM DDR5

Trong khi đó, độ trễ (latency) mới là con số quan trọng hơn nhiều, và đây là lúc DDR4 tỏa sáng rực rỡ. Phải cần đến kit RAM DDR5 nhanh nhất mới có thể rút ngắn khoảng cách với kit RAM DDR4-3600 (CL14). Hầu hết những kit RAM DDR5 được Linus Tech Tips đem ra test tại thời điểm bài viết có độ trễ dưới 10 nanôgiây, nhưng độ trễ của kit RAM DDR4 thì còn nhanh hơn nữa, chưa đến 8 nanôgiây các bạn ạ.

RAM DDR5

Sẵn tiện, để tính độ trễ của kit RAM mà bạn đang sử dụng, bạn chỉ cần lấy độ trễ CAS (CL) ghi trên môđun RAM nhân cho 2000, xong rồi chia cho tốc độ truyền dữ liệu (MT/s). Kết quả càng thấp thì thường sẽ càng tốt.

RAM DDR5
RAM DDR5

Tuy nhiên, qua kết quả bài test của những kit RAM tốc độ cao, cả độ trễ lẫn tốc độ truyền dữ liệu đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một kit RAM giá trị đối với các ứng dụng và game hiện nay. Chẳng hạn, khi so sánh 2 kit RAM DDR5 có cùng tốc độ 6000 MT/s nhưng độ trễ khác nhau, cụ thể là DDR5-6000 (CL40) 40-40-76 so với DDR5-6000 (CL30) 38-38-96, độ trễ của chúng hơn kém nhau lên tới 3,3 nanôgiây. Kit RAM có độ trễ thấp hơn sẽ mắc hơn tầm vài trăm ngàn để đổi lấy mức fps cao hơn tầm 1-5 fps.

RAM DDR5
RAM DDR5

Thế nhưng khi tăng tốc độ lên 6400 MT/s với độ trễ 10 nanôgiây thì hiệu năng đã tăng rõ rệt. Tuy nhiên, lên tới khúc này thì chúng ta bắt đầu chạm ngưỡng “diminishing value return” rồi các bạn ạ. Còn khi vượt qua mức này luôn thì hiệu năng không được cải thiện bao nhiêu, đã vậy bạn lại phải trả thêm cả trăm đô.

Đối với nền tảng AMD

Về phía AMD, để nó chạy được với kit RAM DDR5 có tốc độ nhanh hơn 6400 MT/s là cả một vấn đề, nếu không muốn nói trắng ra là không chạy được. Trừ khi bạn là dân đam mê công nghệ thích vọc vạch, hoặc là dân ép xung chuyên nghiệp thì may ra mới cho nó chạy được, chứ nếu chỉ cắm vô bo mạch chủ rồi bật EXPO lên là nó không chạy rồi đó. Hi vọng sau này hãng sẽ có những bản cập nhật BIOS mới giúp tương thích với mấy kit RAM tốc độ cao tốt hơn. Dù vậy, được cái là DDR5-6400 vẫn cho ra kết quả rất ấn tượng trên nền tảng AMD các bạn ạ.

Hiệu năng khi chơi game

Với kit RAM DDR5 trải dài từ cơ bản đến xịn sò, hầu hết các tựa game được test đều có mức fps trung bình được cải thiện ít nhất là 10%. Sở dĩ chúng ta dễ nhận biết điều đó là vì đây đều là những game được test trên nền tảng Intel ban nãy, nhưng lúc đó kit RAM càng nhanh chưa chắc đã giúp hiệu năng cải thiện nhiều. Nếu các bản cập nhật BIOS trong tương lai giúp kit RAM DDR5 tốc độ cao chạy ổn định hơn, thì theo lý thuyết là hiệu năng của nền tảng AMD sẽ còn được cải thiện thêm nữa. Nhưng điều đó cũng chỉ đúng một phần thôi các bạn ạ.

Linus Tech Tips vẫn lưu ý chuyện chạm đến ngưỡng “diminishing return”, nhất là khi bạn tính thêm yếu tố giá cả vào trong đó. Chip AMD rất thích những kit RAM có độ trễ thấp, và có vẻ như đây là yếu tố quan trọng nhất khi xét về hiệu năng gaming. Đúng là kit DDR5-4800 (CL40) tuân theo JEDEC có hiệu năng thấp hơn nhiều so với kit RAM tốt nhất (trong trường hợp này là DDR5-6400 (CL32)), nhưng kết quả của kit DDR5-5600 (CL28) gần như tương được hoặc chỉ kém một tí xíu so với kit RAM DDR5-6400 (CL32) mà thôi, và giá của nó cũng thấp hơn tầm vài trăm ngàn nữa.

Lý do là vì mặc dù tốc độ truyền dữ liệu của kit DDR5-6400 (CL32) có thể nhanh hơn thật, nó lại có độ trễ y chang kit RAM DDR5-5600 (CL28). Nếu bạn lấy kit RAM nhanh hơn và dành hàng giờ đồng hồ để tối ưu độ trễ thì khả năng là nó sẽ cho ra hiệu năng tốt hơn DDR5-5600 (CL28) đó, nhưng thực tế là bây giờ người dùng PC thường chẳng mấy khi ép xung CPU, huống hồ chi là RAM.

Hiệu năng trong tác vụ công việc

Còn khi nói về tác vụ công việc (sử dụng những dàn máy tính có nhiều nhân CPU) thì chúng ta có một câu chuyện khác nữa nhé. Giống như trường hợp của Intel, kit RAM có tốc độ nhanh hơn dường như sẽ tạo ra khác biệt vô cùng lớn trong một số tác vụ nhất định, còn một số tác vụ khác thì gần như chả khác nhau gì cả.

Chẳng hạn, trong phần mềm HandBrake, cách biệt giữa kit RAM DDR5 có tốc độ tuân theo JEDEC thua tới 22% so với kit RAM có kết quả tốt nhất. Nhưng còn các ứng dụng còn lại thì chẳng có khác biệt gì cả, hoặc là có nhưng không đáng kể.

Có một vấn đề mà Linus Tech Tips lưu ý là họ có test với nhiều ứng dụng công việc, nhưng kit DDR5-6400 lại không thể hoàn thành tất cả bài test đó. Hi vọng là trong những bản BIOS sau này, tình hình sẽ được cải thiện. Thêm nữa là chúng ta cũng chưa rõ RAM DDR5 ở mức nào là sẽ đạt p/p cao nhất. DDR4 ra mắt vào năm 2014 và phải tốn nhiều năm trời thì những kit tốc độ cao mới thật sự trở nên phổ biến.

Cách lựa mua RAM DDR5 sao cho hợp lý

Dù vậy, có một điều mà bạn nên lưu ý khi đi mua RAM DDR5, đó là đừng mua những kit RAM DDR5 có độ trễ cao, nhất là những kit vừa có độ trễ cao vừa có tốc độ thấp. Ngoài ra, bạn cũng không nên đập quá nhiều tiền vào những kit DDR5 có tốc độ cao hơn 6000 MT/s, hoặc 6400 MT/s đối với AMD (chí ít là đối với Ryzen 7000 series tại thời điểm bài viết).

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về RAM DDR5, cũng như là lựa mua RAM DDR5 sao cho hợp lý. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nếu các bạn đang có ý định loot kit RAM DDR5 để ráp cho dàn PC mới thì mời các bạn ghé thăm cửa hàng GearVN để tham khảo những mẫu mới nhất, cũng như là những chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360