Mấy con chuột robot thấy tí hon vậy thôi chứ trong đó toàn là chất xám đó.
Những giải đấu Micromouse đã có mặt từ cuối những năm 1970 rồi. Nôm na thì cuộc thi này cũng đơn giản thôi: những người tham gia sẽ phải thiết kế 1 con robot nhỏ có thể tự giải mê cung từ đầu tới cuối, càng nhanh càng tốt. Kênh YouTube Veritasium đã có đăng 1 video dài 25 phút về cuộc thi này, đồng thời gọi đây là “The Fastest Maze-Solving Competition on Earth” (tạm dịch: Cuộc thi giải mê cung nhanh nhất thế giới) và cung cấp cho người xem hiểu thêm về những khó khăn, lắt léo trong việc tối ưu con robot cả về mặt kỹ thuật lẫn thiết kế.
Cùng với sự tiến bộ về mặt công nghệ, cuộc thi này càng có thêm nhiều giải pháp sáng tạo để giải các mê cung. Trong đó, có 1 thời điểm bước ngoặt trong làng Micromouse, đó là khi có một đội thi đã lập trình cho con chuột biết cách đi chéo. Ngoài ra, còn có thêm 1 thời điểm cũng quan trọng không kém, đó là có người lập trình cho con chuột tìm đường đi nhanh nhất (ít khúc quẹo cua nhất), thay vì là đường đi ngắn nhất để rút ngắn thời gian “phá đảo” mê cung.
Trong video, David Otten – Kỹ sư nghiên cứu tại MIT – cho biết cuộc thi này không phải là để giải mê cung, mà là để tìm xem ai là người giỏi nhất trong việc lập trình con chuột biết cách di chuyển nhanh nhất, hiệu quả nhất. Có rất nhiều thuật toán và chương trình được sử dụng trong cuộc thi này đều là những thứ thông dụng trong việc phát triển game.
Các chương trình tìm kiếm và sắp xếp thông tin, chẳng hạn như là phương pháp “flood-fill” khi giải mê cung và những thuật toán tìm kiếm khác, cùng với đó là những ý tưởng như việc di chuyển theo dạng biểu đồ và dạng cây đều là những thứ cốt lõi khi thiết kế game. Những thứ này sẽ càng quan trọng hơn nữa đối với việc lập trình cho AI của đồng đội và kẻ địch, cũng như là trong các thể loại game yêu cầu máy tính phải chiếm quyền điều khiển, ví dụ như khi người chơi ra lệnh cho một đơn vị nào đó trong game chiến thuật thời gian thực.
Về mặt kỹ thuật thì không có gì đáng chú ý cho lắm. Một trường hợp có thể kể đến là có người đã gắn quạt phía dưới con robot để giảm bớt lực đè xuống mặt đường, giúp con robot chạy nhanh hơn. Biết đâu sẽ có hãng áp dụng công nghệ tương tự để giúp chuột gaming di chuyển nhanh hơn thì sao ta?
Tóm tắt ý chính:
- Những người tham gia cuộc thi Micromouse sẽ phải thiết kế 1 con robot nhỏ có thể tự giải mê cung từ đầu tới cuối, càng nhanh càng tốt
- Cùng với sự tiến bộ về công nghệ, cuộc thi này càng có thêm nhiều giải pháp sáng tạo để giải các mê cung
- David Otten – Kỹ sư nghiên cứu tại MIT – cho biết cuộc thi này không phải là để giải mê cung, mà là để tìm xem ai là người giỏi nhất trong việc lập trình con chuột biết cách di chuyển nhanh nhất, hiệu quả nhất
- Đặc biệt, có rất nhiều thuật toán và chương trình được sử dụng trong cuộc thi này đều là những thứ thông dụng trong việc phát triển game
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Hướng dẫn khám sức khỏe chuột gaming, phát hiện sớm bệnh Double Click để còn chữa trị kịp thời
- Top 8 tấm lót chuột giúp bạn lia chuột chuẩn xác, tự tin leo đỉnh
- Cooler Master MM711 RGB White Matte – Chuột gaming RGB với thiết kế đục lỗ, nhẹ 60g, giá chỉ 390.000 VNĐ
- ROG Harpe Ace & ROG Hone Ace Aim Lab Edition – Combo chuột và mousepad giúp game thủ “vẩy súng” bách phát bách trúng
- Razer Viper Mini – Chuột gaming hàng hiệu cực nhẹ giá hạt dẻ cho bạn quẩy game siêu lẹ
- Bỏ tiền ra mua một pad chuột bự bạn sẽ nhận được những gì? Đây là câu trả lời
Nguồn: PC Gamer
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!