Có bao giờ bạn giờ bạn ảm thấy ức chế vì nghe được một bài hát cực kỳ bắt tai trong một video nào đó nhưng lại không tìm được tên chưa? Nếu có thì bạn tìm đọc đúng bài rồi đấy.
1 Kiểm tra phần mô tả của Video
Cái này nghe có vẻ thừa nhưng thật ra mình thấy rất nhiều người thường quên đi phần mô tả video. Thường thì đa số chúng ta chỉ đọc lướt qua phần mô tả mà quên mất cái nút [HIỂN THỊ THÊM] thần thánh. Đối với những video sử dụng nhiều bài hát thì phần liệt kê tân bài hát thường sẽ để ở dưới chữ [HIỂN THỊ THÊM], vì thế nên nếu có [HIỂN THỊ THÊM] thì hãy chắc chắn rằng bạn đã nhấn vào nó trước khi chuyển đến phần bình luận nhé.
2. Kiểm tra phần bình luận
Nếu nút [xem thêm] không hiện được tên bài hét bạn cần thì hãy đến phần bình luận, nhưng trước khi cmt câu hỏi thì hãy tìm xem có ai cùng chung câu hỏi với bạn và được trả lời từ trước hay không nhé. Có một mẹo nhỏ để bạn có thể tìm nhanh câu hỏi đó.
bạn có thể nhấn vào nút [F3] rồi nhập những từ khóa liên quan đến một câu hỏi về tên bài hát vào khung tìm kiếm. Ví dụ với các video có nhiều bình luận tiếng Việt, bạn có thể nhập từ khóa “tên”, “bài hát”… đối với các video có nhiều bình luận tiếng Anh, hãy nhập từ “song”, “name”, “music”, “source”… nếu có thì từ khóa trong bình luận đó sẽ được tô đậm ngay lập tức trên cả phần bình luận lẫn thanh cuộn và bạn có thể tìm kiếm nó một cách dễ dàng.
Nếu đến bước này mà vẫn chưa tìm được thì hãy đến bước tiếp theo. Tuy nhiên bạn cũng đừng quên để lại một câu hỏi, biết đâu ai đó tử tế sẽ trả lời giúp bạn đấy.
3. Sử dụng công cụ tìm kiếm bài hát
Nếu bạn có thể nghe ra được lời bài hát một cách chính xác thì hãy nhập thẳng lên trên khung tìm kiếm của Google. Thuật toán của Google sẽ quét các trang web và tìm dòng lycrics mà bạn vừa nhập. Trang nào có dòng lycrics sẽ được lôi về hết cho bạn lựa chọn, và thường thì trang nào có lycrics thì cũng sẽ có nhạc thôi.
Cái này thì áp dụng được cho mọi ngôn ngữ nhé, thậm chí có mấy lần mình nhập phiên âm romaji của tiếng nhật vào nó vẫn nhận dạng tốt và đưa đến cho mình bài hát mình muốn tìm.
Nếu Google không đưa được cho bạn kết quả bạn cần thì hãy thử đến các công cụ sau đây:
- Lyrics.com: Có nhiều chế độ tìm kiếm theo lời bài hát, theo tên nghệ sĩ và theo album.
- Lyricsworld.com: Cái này tương tự Google nhưng chuyên hóa cho việc tìm bài hát dựa trên lycris hơn.
- Find Music By Lyrics: Như trên.
- Audiotag.info: Cái này thì hay hơn, nó cho phép bạn tải video lên hoặc dẫn link video vào rồi chọn thời gian, nó sẽ tự check rồi cho bạn kết quả.
4. Dùng tiện ích AHA Music trên trình duyệt Chrome
Bạn chỉ cần cài nó vào trình duyệt Chrome, nó sẽ hiện hiện một icon hình kính lúp trên thanh công cụ. Việc của bạn chỉ đơn giản là bật một đoạn nhạc nào đó rồi click vào icon kính lúp để nó tự quét là xong. Nếu phân tích thành công, nó sẽ cho bạn cả tên bài hát tên nghệ sĩ và cả ngày phát hành luôn.
Đây là link của nó AHA Music
Cái này thì rất tiện, nó là một tiện ích mở rộng (extension) của Chrome nên bạn có thể dùng cho cả trình duyệt Cốc Cốc nữa. Tuy nhiên, hay chắc chắn rằng đoạn nhạc trong video thực sự sạch và không có tạp âm thì thì AHA Music mới hoạt động tốt nhất được
5. Dùng ứng dụng trên điện thoại
Những ứng dụng này sẽ thu nhạc bằng mic của điện thoại bạn rồi mới phân tích được, thế nên điều tối thiểu bạn cần là một cái điện thoại có mic tốt một chút để âm thanh thu được rõ ràng. Lưu ý là bộ loa của bạn không được quá cùi bắp nhé!
Sau đây là những ứng dụng tốt nhất trong thời điểm hiện tại:
OK, xong. Chúc anh em thành công và hết ức chế vì mấy “ông thần” lồng bài hát mà không ghi nguồn nhé!
Nguồn: lifewire