Nhiệt độ GPU là một trong những vấn đề mà game thủ thường hay lo lắng. Sau đây sẽ là cách giúp bạn xác định card nóng bao nhiêu độ thì có thể xem là bị quá nhiệt nhé.

Đã là game thủ PC, các bạn hẳn ít nhiều gì cũng quan tâm đến nhiệt độ của dàn máy gaming của mình, nhất là nhiệt độ của GPU khi chiến game. Nhiều bạn có cài phần mềm theo dõi nhiệt độ GPU khi chơi game, nhưng còn khá mông lung về chuyện 90 có gọi là quá nhiệt không? Hay 100 độ mới đáng lo? Vì thế cho nên để bảo đảm card đồ họa của bạn không bị “ngủm” một cách oan uổng thì trong bài viết này mình sẽ liệt kê ra một vài con số liên quan đến nhiệt độ để các bạn tham khảo nhé.

Trước hết, dành cho những bạn nào chưa biết cách xem nhiệt độ GPU nói riêng và linh kiện PC nói chung thì bạn có thể dùng phần mềm miễn phí HWInfo64 (tải về tại đây) hoặc MSI Afterburner (tải về tại đây). Đối với HWInfo64, bạn hãy mở một tựa game lên chơi hoặc cho card chạy benchmark ở chế độ cửa sổ (windowed) rồi để HWInfo64 ngay bên cạnh và xem nhiệt độ theo thời gian thực nhé. Còn MSI Afterburner thì sẽ tiện hơn vì nó có tính năng overlay hiện thông số ngay trong game luôn, nhưng bạn nhớ chỉnh các thông số cần thiết để hiện trên overlay trong mục Settings > MonitoringSettings > On-Screen Display nhé.

nhiệt độ GPU

Còn về con số nhiệt độ bao nhiêu là quá nhiệt thì mình sẽ liệt kê bên dưới cho các bạn dễ tham khảo nhé:

Card đồ họa Nvidia RTX 30 series:

  • GPU: 85 độ C
  • VRAM: 110 độ C

Card đồ họa AMD RX 6000 series:

  • GPU: 110 độ C
  • VRAM: 95 độ C

*Lưu ý: Tuy cùng là 1 GPU nhưng dòng card cao cấp hơn thường được trang bị tản nhiệt xịn sò hơn, cho phép ép xung tốt hơn; bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như GPU được tuyển lựa gắt gao, thiết kế dàn VRM cấp điện được tối ưu, vân vân. Do đó, hầu hết các dòng card đồ họa custom hiện nay đều mát hơn con số trên.

nhiệt độ GPU

Trường hợp bạn phát hiện nhiệt độ vượt quá các con số trên, nhất là khi quạt liên tục chạy 100%, thì nó có nghĩa là tản nhiệt có vấn đề (do lắp không chặt) hoặc kem tản nhiệt, miếng tản nhiệt có vấn đề. Lúc này, bạn có thể làm theo 1 trong 2 cách sau: nếu card vẫn trong thời hạn bảo hành thì bạn hãy đi gửi bảo hành để được hỗ trợ tốt nhất nhé. Còn trường hợp thứ nhì là bạn có thể tự tay sửa bằng cách tháo tản nhiệt ra khỏi phần bo mạch PCB và thay kem tản nhiệt/miếng tản nhiệt mới, xong rồi siết ốc lại cho kỹ nhé.

nhiệt độ GPU

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn bảo vệ được chiếc card yêu quý, hạn chế những rủi ro không mong muốn trong quá trình sử dụng nhé. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360