Thông thường, khi anh em muốn xóa dữ liệu trong USB thì sẽ chọn format luôn cho nhanh. Đa phần anh em sẽ không chỉnh lại mà cứ format theo gợi ý của Windows luôn cho nhanh. Tuy nhiên, thực tế thì việc format cũng tùy vào nhu cầu và dung lượng của USB nữa. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích các tùy chỉnh có tác dụng gì và loại nào phù hợp với nhu cầu nào.
Cách format USB
Dù đang dùng Windows 10, Windows 7 hay các đời cũ hơn thì các bước format cũng giống nhau hết nhé. Đầu tiên, anh em cắm USB vào máy, mở File Explorer, click chuột phải vào USB rồi chọn Format.
Tiếp theo, anh em sẽ có các lựa chọn như File system, Allocation unit size, Volume label, và Format Option. Mình sẽ giải thích các tùy chọn này ở phần tiếp theo nhé.
Sau khi đã chọn xong thì anh em click Start và khi Windows hiện thông báo format sẽ xóa TOÀN BỘ dữ liệu thì chọn OK.
Giải thích các tùy chọn
File system
Trên Windows 10, anh em sẽ thấy có 4 tùy chọn file system khác nhau là NTFS, FAT, FAT32 và exFAT. Nếu anh em cắm USB có dung lượng lớn hơn 32GB thì sẽ không thấy tùy chọn FAT và FAT32 nhé. Để biết nên lựa chọn loại file system nào thì anh em đọc phần ưu điểm của từng loại bên dưới nhé.
Ưu điểm của NTFS so với FAT và FAT32:
- Có thể đọc và ghi các loại file có dung lượng lớn hơn 4GB và lớn nhất là bằng với dung lượng của USB.
- Có thể phân vùng USB thành nhiều ổ đĩa nhỏ hơn với dung lượng mỗi ổ lớn hơn 32GB.
- Có thể nén file và tiết kiệm không gian lưu trữ.
- Có thể quản lý không gian lưu trữ tốt hơn, ít bị phân mảnh hơn.
- Cho phép tùy chỉnh kích cỡ clusters, ít lãng phí không gian lưu trữ (mình sẽ giải thích ở phần allocation unit size).
- Có thể cấp quyền truy cập file và thư mục cho nhiều tài khoản người dùng khác nhau (chỉ có trên Windows Professional).
- Cho phép mã hóa file nhanh chóng bằng tính năng EFS, Encrypting File System (chỉ có trên Windows Professional).
Ưu điểm FAT và FAT32 so với NTFS:
- Tương thích với hầu hết các loại hệ điều hành.
- Chiếm ít không gian lưu trữ trên ổ USB.
- Quá trình đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn.
Ưu điểm exFAT so với FAT và FAT32:
- Có thể đọc, ghi các file có dung lượng lớn hơn 4GB.
- Có thể phân vùng ổ USB thành các vùng có dung lượng lớn hơn 32GB.
- Quản lý không gian lưu trữ tốt hơn, ít bị phân mảnh hơn.
Về bản chất thì FAT và FAT32 chỉ thích hợp cho các loại USB có dung lượng nhỏ hơn 32GB và lúc dùng thì không có file nào có dung lượng lớn hơn 2GB và 4GB. Có nghĩa là những USB có dung lượng lớn, cỡ 60GB trở lên thì nên chọn NTFS.
Tuy nhiên, NTFS cũng không được khuyến khích dùng cho USB có dung lượng lớn hơn 32GB cho lắm vì loại system file này phù hợp với ổ cứng hơn anh em ạ. Ngoài a, NTFS cũng không có tính tương thích cao như FAT và Fat32. Thông thường, bạn cắm USB NTFS vào Windows thì sẽ hoạt động tốt nhưng nếu cắm vào Linux hoặc MacOS thì sẽ cần phần mềm bên thứ 3 mới dùng được.
Còn với exFAT được tạo ra thì nó kết hợp ưu điểm của FAT là nhanh và NTFS là hỗ trợ đọc file dung lượng lớn. Các dòng máy Mac dùng hệ điều hành OS X 10.6 trở lên có hỗ trợ exFAT, còn Linux thì cần cài thêm driver mới đọc được loại system file này.
Nói chung thì nếu anh em cần cắm USB vào nhiều loại PC và phần cứng khác nhau và mỗi file có dung lượng không quá 2GB thì có thể chọn FAT hoặc FAT32. Còn nếu chỉ dùng với PC chạy Windows thì chọn hai loại còn lại.
Allocation unit size
Về cơ bản thì các loại ổ cứng lưu trữ có cấu tạo từ các cụm cluster và chọn allocation unit size là chọn kích thước của một cluster. Nếu chưa biết cluster là gì thì có thể đọc lại bài viết này nhé. Khi anh em lưu dữ liệu vào ổ cứng thì dữ liệu sẽ được phân bổ vào các cụm cluster này, giống như xếp anh em xếp đồ vào các ngăn tủ vậy. Anh em chọn allocation unit size là đang chọn kích thước của ngăn chứa đồ và lưu ý là theo như nguyên tắc hoạt động của ổ cứng lưu trữ thì mỗi để 1 món đồ vào mỗi ngăn thôi.
Nếu anh em chọn kích thước mỗi ngăn tủ quá lớn thì sẽ không thể chia được nhiều ngăn vì tổng dung lượng của USB là không đổi. Và vì mỗi ngăn chỉ chứa được một món nên tổng số đồ chứa trong USB hay là dung lượng file lưu trữ sẽ bị hạn chế trong khi mỗi ngăn thì còn trống khá nhiều không gian. Như vậy, chọn allocation unit size lớn quá thì sẽ gây lãng phí không gian lưu trữ.
Nhưng nếu chọn kích thước bé quá thì anh em sẽ phải xẻ món đồ ra thành nhiều phần để nhét vào cho vừa mỗi ngăn tủ. Như vậy mỗi lần cần tìm đồ thì phải lục nhiều ngăn tủ rồi phải ghép lại với nhau nên tốn thời gian hơn.
Như vậy, việc chọn kích thước allocation unit size sẽ phụ thuộc dung lượng tổng của USB vào nhu cầu của anh em. Nếu muốn lưu các file dung lượng lớn thì nên chọn allocation unit size lớn. Còn nếu dùng file dung lượng nhỏ và sử dụng không gian lưu trữ hiệu quả hơn thì nên chọn allocation unit size nhỏ thôi.
Ví dụ nếu một USB chỉ có tổng dung lượng 500MB thì có thể chọn 512 byte (FAT32) hoặc 32 kilobyte (FAT), còn nếu đang dùng ổ cứng ngoài dung lượng 1TB thì chọn 64 kilobyte (NTFS).
Volume Label – tên USB
Phần này thì cũng khá đơn giản thôi, anh em có thể chọn bất cứ tên nào anh em đặt tên gì cũng được, miễn là tuân theo các quy tắc của từng loại file system như sau:
NTFS:
- Tối đa 32 ký tự
- Không dùng tab
- Có thể hiển thị chữ in hoa và chữ in thường.
FAT
- Tối đa 11 ký tự
- Không chứa các ký tự * ? . , ; : / \ | + = < > [ ]
- Không dùng tab
- Luôn hiện chữ in thường
Cả hai loại system file đều dùng được dấu cách nhé. Còn phần cuối cùng là chọn Quick Format hay không thì mình đã có một bài giải thích rồi, anh em có thể tìm hiểu chi tiết tại đây nhé.
Nguồn: Make Use Of