Nếu như các bạn chưa biết thì những thiết bị USB mà bạn đang sử dụng có thể khiến cho máy tính dễ dàng bị tấn công bởi các Hacker!
Theo như báo cáo của công ty bảo mật dữ liệu Eclypsium cho biết thì phần lớn các thiết bị USB sử dụng hệ điều hành Windows và Linux đang dùng các Unsigned firmware hay có thể tạm gọi là những firmware chưa đăng ký. Các firmware chưa đăng ký này thật chất là những firmware không có khóa thẩm định, hay nói cách khác là chúng ta không biết được là chúng có phải đến từ nhà sản xuất hay không. Khiến cho các bạn dễ dàng tải và cài đặt nhầm các bản driver giả mạo có chứa mã độc bên trong.
Đáng buồn thay là hiện nay vẫn không có bất kỳ một cách thủ công nào để sửa được lỗi dính firmware chưa đăng ký này, trừ khi nhà sản xuất cung cấp một bản firmware có đăng ký mới. Ngoài ra, Eclyspium còn cho biết rằng một số nhà sản xuất ổ cứng hiện nay còn cập nhật cho các ổ HDD và SSD để chỉ có thể nhận những firmware đã đăng ký, tránh những mối nguy hiểm mà firmware chưa có đăng ký mang lại.
Chính vì thế nên việc kiểm tra xem các thiết bị USB của mình có đang chứa các firmware chưa đăng ký hay không là rất cần thiết. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để kiểm tra nhé.
Bước 1: Đầu tiên các bạn bấm vào Windows và gõ Device Manager rồi Enter.
Bước 2: Khi cửa sổ Device Manager hiện lên, bạn nhấn đúp vào một thiết bị bất kỳ mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties.
Bước 3: Khi cửa sổ Properties hiện lên, bạn chọn mục Driver rồi chọn mục Driver Details.
Bước 4: Trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ mới liệt kê các driver đã từng cập nhật cho thiết bị của bạn. Những driver nào đã đăng ký là những driver có biểu tượng chứng chỉ kế bên.
Sau đó bạn để ý dòng Digital Signer phía bên dưới, nếu nó để trống hoặc ghi là Unknown tức là firmware cho thiết bị đó chưa có đăng ký.
Trong trường hợp của mình thì dòng Digital Signer ghi là Microsoft Windows tức là firmware là do Microsoft cung cấp.
Trên đây là cách kiểm tra xem thiết bị của bạn có đang bị dính firmware chưa đăng ký hay không. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là có một số firmware mặc dù bạn đã tải từ chính trang chủ của nhà sản xuất nhưng vẫn chưa được đăng ký.
Các bạn có thể áp dụng 2 cách mà mình nêu dưới đây để đảm bảo rằng bạn sẽ không tải nhầm các firmware chưa đăng ký. Một là bạn sử dụng công cụ tự động tìm và tải firmware được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows, hoặc hai là truy cập trực tiếp vào trang web chính chủ của nhà sản xuất.
vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách kiểm tra xem các thiết bị USB của bạn có chứa các firmware độc hại hay không. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: lifehacker.