Sau khi rời quê hương Trung Quốc, nền công nghiệp khai thác Bitcoin ngày càng tạo ra nhiều khí thải nhà kính, gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu

Trước đây thì Trung Quốc có thể xem là “thủ phủ” của ngành công nghiệp đào Bitcoin. Tuy nhiên kể từ khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm tiền ảo thì mọi chuyện đã khác. Ngành công nghiệp này đã “di tản” ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và nó ngày càng tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn.

Ngành công nghiệp đào tiền ảo hiện nay tạo ra rất nhiều lượng khí thải carbon, riêng mạng lưới đào Bitcoin toàn cầu đã thải ra lượng khí thải tương đương cộng hòa Séc. Đó là do hoạt động đào tiền ảo siêu ngốn điện, và có một phần không nhỏ trong số đó là từ nhiên liệu hóa thạch.

Trung Quốc đã từng chiếm hơn 70% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới cho đến khi nước này cấm chúng vào năm 2021, chủ yếu vì lo ngại các vấn đề môi trường. Trước đây ở Trung Quốc, vào mùa mưa thì các nông dân có thể tận dụng lượng điện dư thừa từ các nhà máy thủy điện ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Còn trong mùa khô thì họ thường chuyển đến Tân Cương và Nội Mông, khai thác Bitcoin dựa vào nguồn năng lượng từ các nhà máy điện than ở đây.

"Di tản" khỏi Trung Quốc, nền công nghiệp Bitcoin ngày càng phá hoại môi trường

Giờ đây thì Mỹ và Kazakhstan là nước khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp năng lượng của Trung Quốc và Kazakhstan đều có than đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên Kazakhstan chủ yếu dùng than Anthracit, tạo ra nhiều khí CO2 và làm trái đất nóng lên nhiều hơn các loại than khác. Các nhà máy dùng than Anthracit cũng hoạt động kém hiệu quả hơn và tạo ra nhiều khí thải hơn.

"Di tản" khỏi Trung Quốc, nền công nghiệp Bitcoin ngày càng phá hoại môi trường

Ngoài ra thì một phần ba nền công nghiệp khai thác Bitcoin cũng hoạt động chủ yếu dựa vào khí đốt. Theo ước tính thì tỷ lệ khí đốt tự nhiên được sử dụng để cung cấp năng lượng khai thác Bitcoin tăng gần gấp đôi, từ 15 lên 30%. Tỉ lệ năng lượng tái tạo dùng để khai thác Bitcoin cũng giảm đáng kể, từ 42% vào năm 2020 xuống chỉ còn 25% vào tháng 8 năm 2021.

Hoạt động của các nông dân đào Bitcoin đã hồi sinh và kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà đáng lẽ phải bị ngừng hoạt động để hạn chế biến đổi khí hậu.

Tóm tắt nội dung:

  • Hiện tại Mỹ và Kazakhstan là 2 nước khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới
  • Kazakhstan chủ yếu dùng than Anthracit, tạo ra nhiều khí CO2 và làm Trái đất nóng lên nhiều hơn so với các loại than khác
  • Theo ước tính thì tỷ lệ khí đốt tự nhiên được sử dụng để cung cấp năng lượng khai thác Bitcoin tăng từ 15 lên 30%
  • Tỉ lệ năng lượng tái tạo dùng để khai thác Bitcoin cũng giảm từ 42% (2020) xuống còn 25% (2021)
  • Hoạt động của các nông dân đào Bitcoin sau khi rời Trung Quốc đã hồi sinh các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà đáng lẽ phải bị ngừng hoạt động để hạn chế biến đổi khí hậu

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: The Verge


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360