Kể từ khi Windows 11 được Microsoft công bố, rất nhiều bạn đã háo hức muốn nâng cấp máy tính của mình lên Windows 11 để trải nghiệm những tính năng mới mà hệ điều hành này mang lại. Tuy nhiên, cấu hình yêu cầu tối thiểu của Windows 11, hay cụ thể hơn là chip TPM phiên bản 2.0 đã trở thành nút thắt lớn, ngăn cản nhiều bạn nâng cấp nếu như máy tính không được trang bị con chip này. Thế làm sao để biết được rằng máy tính của mình có đang được trang bị chip TPM 2.0 hay không để còn biết đường nâng cấp lên Windows 11? Đơn giản thôi, các bạn chỉ cần áp dụng theo 1 trong 2 cách sau đây.

Một thông tin nhỏ dành cho bạn nào chưa biết thì ở Windows 10, chip TPM được dùng để mã hóa thiết bị và kích hoạt Bitlocker. Còn ở Windows 11, chip TPM được dùng làm điều kiện tiên quyết nếu như bạn muốn nâng cấp hoặc sử dụng Windows 11, và đương nhiên chip TPM cũng được sử dụng để kích hoạt một số tính năng bảo mật trên hệ điều hành này.

Cách 1: Kiểm tra TPM bằng tpm.msc trên Windows 10

Bước 1: Mở Start Menu lên, gõ tpm.msc rồi Enter.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 2: Khi cửa sổ quản lý TPM hiện lên, ở dòng Status bạn sẽ nhìn thấy được rằng máy tính của bạn có sử dụng chip TPM hay không. Nếu nó hiện là “The TPM is ready for use” tức là có. Đồng thời, ở dòng Specification Version, bạn cũng sẽ biết được là chip TPM bạn đang sử dụng là phiên bản gì.

TPM 2.0 Windows 11

Nếu như máy tính của bạn không có chip TPM hoặc là có nhưng bị tắt trong BIOS hay UEFI thì bạn sẽ thấy dòng chữ “Compatible TPM cannot be found” ở mục Status.

Cách 2: Kiểm tra TPM thông qua Device Manager trên Windows 10

Bước 1: Click chuột phải vào Start Menu rồi chọn Device Manager.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 2: Tìm mục và nhấn đúp vào mục Security device. Tại đây, bạn sẽ thấy được rằng máy tính của bạn đang dùng chip TPM phiên bản nào. Nếu nó hiện “Trusted Platform Module 2.0” tức là bạn có thể nâng cấp lên Windows 11.

TPM 2.0 Windows 11

Cách 3: Kiểm tra TPM thông qua UEFI

Bước 1: Bấm Windows + I để mở Settings, sau đó chọn Update & Security.

Bước 2: Chọn mục Recovery ở phía bên trái, sau đó ở mục Advanced startup, chọn Restart Now.

Bước 3: Chọn mục Troubleshoot.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 4: Chọn mục Advanced options.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 5: Chọn mục UEFI Firmware Settings.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 6: Chọn Restart.

TPM 2.0 Windows 11

Bước 7: tìm và chọn mục Security Settings (do TPM Settings của mỗi hãng UEFI sẽ khác nhau nền mình không thể chỉ cụ thể ở bước này được. Bạn có thể truy cập website hỗ trợ của hãng để nhờ trợ giúp nếu kiếm không thấy. Nếu bạn không rõ về website hỗ trợ của hãng thiết bị mà bạn đang sử dụng, bạn có thể truy cập link này để tìm kiếm trang hỗ trợ của hãng thiết bị mà bạn đang sử dụng).

Bước 8: Bật tính năng TPM nếu nó đang bị tắt.

Bước 9: Thoát khỏi SettingsRestart lại máy tính của bạn.

Với cách sử dụng UEFI này, bạn có thể tìm được thông tin về việc máy tính của bạn có được trang bị chip TPM 2.0 hay không, đồng thời kích hoạt tính năng TPM nếu nó bị tắt.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360