Băng từ lần đầu xuất hiện từ năm 1928, tính đến nay đã có 92 năm tuổi đời nhưng vẫn còn đang sống rất tốt anh em ạ. Hiện tại, Fujifilm và IBM đang cùng nhau phát triển băng từ LTO-8 sử dụng lớp phủ Strontium Ferrite (SrFe) giúp tăng dung lượng lưu trữ lên đến 580 TB.
Theo nhiều dự đoán thì đến năm 2025, con người sẽ cần xử lý khoảng 20%-30% tổng dữ liệu trên toàn thế giới, tương đương 175ZB (zettabyte), theo thời gian thực và phần dữ liệu này sẽ cần lưu trữ trên các ổ HDD hoặc SSD tốc độ cao. 70%-80% tổng dữ liệu còn lại hiếm khi được dùng nhưng vẫn có giá trị và cần lưu trữ lại anh em ạ.
Chúng ta sẽ cần sử dụng công nghệ băng từ để lưu phần “dữ liệu lạnh” ít khi dùng đến này. Để so sánh thì các loại ổ cứng HDD 3,5 inch có thể thế lưu trữ tối đa 20TB dữ liệu không bị nén nhưng với chi phí hơn 500 USD. Nếu dùng băng từ LTO-8 thì có thể lưu 12TB dữ liệu không nén và 30TB dữ liệu nén với giá thấp hơn 90 USD thôi. Chính vì vậy mà băng từ vẫn còn tồn tại, lâu hơn cả các loại đĩa CD, DVD ngày xưa.
Ngoài ưu điểm về giá thành thì băng từ băng từ không cần dùng điện khi không sử dụng và vẫn có thể đọc dữ liệu được ghi trên băng trong 20 năm nếu lưu trữ đúng cách. Bên cạnh đó, khi anh em rút điện thì cũng tránh được nguy cơ bị hacker đánh cắp dữ liệu. Nếu so với các ổ HDD và SSD hiện đại thì băng từ LTO-8 có mật độ lưu trữ vượt trội hơn hẳn. Các nhà nghiên cứu của Fujifilm và IBM nói rằng băng từ sẽ được thương mại hóa trong vài năm tới và vẫn sẽ ở lại với chúng ta trong nhiều thập kỷ tiếp theo.
Nguồn: Tom’s Hardware