Anh em có biết con Core i3 của anh em có thể thực chất là một con Core i5 bị “thiến” bớt nhân luồng không?
Không phải con CPU nào trong dây chuyền sản xuất Core i5 cũng được ra làm Core i5 đâu. Sinh ra ở vạch đích là một chuyện, nhưng còn có sánh vai được với những con CPU cùng sinh ra ở vạch đích hay không thì nó lại là chuyện khác. Số phận của một con CPU từ dây chuyền sản xuất đến tay người dùng không đơn giản như đa số chúng ta vẫn nghĩ đâu, nó thú vị hơn rất nhiều bởi một quy trình được gọi là “Binning”.
Binning là một thuật ngữ chỉ việc tuyển chọn và phân loại các linh kiện bán dẫn như CPU, GPU và các chip RAM theo chất lượng và hiệu suất hoạt động của chúng. Mặc dù chúng được thiết kế để đạt được một mức hiệu suất nhất định nhưng khi thành phẩm thì cũng phải cái cái này cái kia do sự phức tạp khủng khiếp quy trình sản xuất của các linh kiện bán dẫn trong PC. Sau khi thành phẩm, chúng sẽ được tiến hành kiểm tra “sát hạch” để phân loại dựa trên hiệu suất hoạt động của chúng.
Vậy, sự khác biệt này là do đâu?
Trong một CPU có thể có đến hàng tỉ bóng bán dẫn và vi mạch để kết nối các bóng bán dẫn đó, và chẳng có ai đảm bảo được tất cả trong số chúng sẽ hoạt động tốt, kể cả nhà sản xuất. Những CPU có die (đế bán dẫn) hoàn hảo hơn sẽ cho hiệu cao hơn, ít tỏa nhiệt hơn, có thể đẩy xung nhịp cao hơn… bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây
Các CPU trong cùng một thế hệ kiến trúc thường sẽ đều có những die được sản xuất như nhau, tuy nhiên thì trong quá trình sản xuất, sẽ có cái tốt và cái dở. Cái tốt sẽ được dùng để sản xuất các dòng CPU cao cấp hơn, cái dở sẽ được mang xuống các dòng CPU rẻ hơn. Ví dụ trong cùng một thế hệ kiến trúc Coffe Lake Rerfesh thì mọi đế bán dẫn trên các dòng CPU Coffe Lake Refresh đều sẽ được sản xuất cùng một tiến trình với đầy đủ 8 nhân CPU, iGPU cùng các thành phần khác. Sau khi các die được hoàn thành thì chúng sẽ được phân loại – Binning.
Chúng ta có một ví dụ đơn giản như sau:
Intel đặt ra các tiêu chuẩn cho Core i5. Nếu một con CPU được sản xuất trong dây chuyền cua Core i5 không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì Intel sẽ “thiến” bớt nhân/ luồng của nó và cho nó xuống làm Core i3. Vì Core i5 có 6 nhân trong khi Core i3 có 4 nhân, thế nên Intel sẽ tắt bớt 2 nhân (có khả năng bị lỗi) đi và bán nó như một con Core i3 bình thường. Do đó con Core i3 của bạn vốn dĩ là Core i5 nhưng không đạt tiêu chuẩn của Core i5 nên bị “thiến” xuống làm Core i3.
Các nhà sản xuất linh kiện bán dẫn cũng có thể biến linh kiện cao cấp thành linh kiện ít cao cấp hơn bằng cách “nerf” bớt sức mạnh của chúng và mang chúng xuống phan khúc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu cung – cầu của chính họ. Ví dụ như khi một CPU cao cấp đang không bán chạy, cung đang vượt cầu ở phân khúc cao cấp, nhà sản xuất lúc này có thể vô hiệu hóa vài nhân của CPU đó đi đến bán nó ở phân khúc tầm trung. Thế là họ không bị tồn hàng ở phân khúc cao cấp, bán được hàng ở phân khúc tầm trung trong khi vẫn giữ được giá cho các CPU cao cấp của mình, một công ba bốn chuyện. Quy trình Binning cũng có thể áp dụng với GPU và chip RAM nữa chứ không riêng gì CPU đâu nhé.
CPU dòng K và non-K
Lại tiếp tục lôi Intel ra làm ví dụ. Những con CPU có thể kéo xung nhịp lên cao hơn so với những con khác sẽ được mở khóa hệ số nhân và được xếp vào dòng K, cho phép ép xung. Những con còn lại sẽ được khóa hệ số nhân lại và trở thành dòng non-K. Trong các CPU dòng K cùng model cũng có thể có sự khác biệt nhỏ về mặt hiệu suất, cái này gọi là Silicon Loterry, nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Nếu anh em hưng thú thì có thê them khảo thêm trong bài viết dưới đây