Đi cùng với sự phát triển của công nghệ mới là sự biến mất của những công nghệ ngày xưa. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng mình điểm qua những thiết bị, sản phẩm công nghệ mà giới trẻ ngày nay gần như hiếm có cơ hội sử dụng nhé.

10. iPod đời đầu

Thế hệ iPod đầu tiên được ra mắt nào năm 2001 chỉ có chức năng chứa và phát các bài nhạc thôi các bạn. Bên cạnh đó, iPod đời đầu cũng không có loa ngoài, chỉ có thể dùng tai nghe, còn màn hình thì đơn sắc và không có chức năng cảm ứng. iPod đời đầu tiên cũng không thể kết nối Internet, không có iTunes (vì năm 2003 Apple mới ra mắt iTunes) nên các bạn chỉ có thể cắm dây cáp vào máy tính để chép nhạc.

Ngoài ra, so với các thế hệ iPod mới, iPod đời đầu khá là to nạc và cồng kềnh. Nếu muốn chuyển bài thì phải dùng nút vật lý ở bên dưới chứ không có giao diện điều khiển trực quan dễ hiểu như bây giờ. Các đời iPod mới hiện nay không chỉ đơn thuần là một máy nghe nhạc mà nó còn có thể đóng vai trò của một máy tính bảng kích thước nhỏ, có thể chơi game, xem phim, kết nối với các thiết bị không dây chứ không nhất thiết phải cắm tai nghe. Vì vậy, iPod đời đầu là một thứ gì đó khó sử dụng và xa lạ với giới trẻ ngày nay.

9. Máy vi tính

Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ rằng “Ơ, máy tính thì ai mà không biết dùng?” đúng không nào. Mình không nói về các loại máy tính hiện đại chỉ cần nhấn phím nguồn là sử dụng đâu các bạn. Các loại máy tính ngày xưa cần rất nhiều hiểu biết về kỹ thuật mới dùng được, đặc biệt là những loại máy tính đời đầu tiên cần bạn nhập các dòng lệnh để ra lệnh khởi động và kết nối các thiết bị lưu trữ cùng các loại phần cứng khác. Máy tính ngày nay đã được thiết kế để sao cho dễ sử dụng và thân hiện với người dùng hơn. Bên cạnh đó, các hệ điều hành mới hiện nay thường giấu đi các chương trình chạy ngầm, tự động điều chỉnh cài đặt nên chúng ta không cần phải “tự động tay động chân” nữa. Ngoài ra, phần lớn trẻ em ngày nay lớn lên các các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng, smart TV,… nên ngày càng ít các bạn nào muốn tìm hiểu về máy tính và những thứ liên quan.

Các bạn có thể thấy hiện nay, rất nhiều bạn trẻ không biết thay đổi cấu hình và password Wifi, không tự tìm hiểu và tự khắc phục các sự cố khi sử dụng máy và thậm chí là không biết cài lại Windows luôn nữa. Các thoại thiết bị di động thông minh ngày nay đều rất dễ sử dụng, chỉ cần bật nguồn và sử dụng, cần ứng dụng gì thì lên cửa hàng CH Play hoặc AppStore, bấm tải về là máy tự động cài đặt. Nếu máy bị lỗi thì tắt máy khởi động lại hoặc tắt bớt ứng dụng đi hoặc gửi cho thợ sửa cho nhanh chứ không cần mày mò tìm hiểu nữa.

8. Nhắn tin bằng bàn phím T9

Thời điểm những năm 2000 đến trước 2010, người ta liên lạc với nhau bằng cách nhắn tin SMS thông qua các điện thoại “cục gạch” các bạn ạ. Các loại điện thoại “cục gạch”ngày trước có màn hình khá nhỏ, không thể kết nối Internet và dùng bàn phím T9 thôi. Dành cho các bạn chưa biết cách nhắn tin bằng bàn phím T9 thì mỗi phím sẽ bao gồm 3 hoặc 4 ký tự, các bạn cần phải nhấn một phím nhiều lần cho đến khi hiện ra ký tự mong muốn, còn khoảng trắng thì nằm ở phím số 0. Nếu muốn gửi thêm emoji thì phải chọn từng ký tự đặc biệt trong phím sao (*). Các bạn trẻ ngày nay đã quen nhắn tin bằng màn hình cảm ứng cùng với bàn phím QWERTY hiện đầy đủ các kỳ tự lên màn hình thì sẽ cảm thấy nhắn tin bằng bàn phím này không nhanh, tiện và khó mà thành thạo. Tuy nhiên, các bạn tin mình đi, nhắn tin bằng bàn phím T9 cực kỳ dễ, không cần nhìn màn hình vẫn có thể gõ tin nhắn và còn không sai chính tả luôn đấy.

7. Máy ảnh film

Một công nghệ khác không thể vượt qua những cuộc cách mạng công nghệ là máy ảnh dùng film. Các loại máy ảnh kỹ thuật số lần đầu được giới thiệu vào những năm 1990 của thế kỷ trước dưới dạng các máy ảnh compact có màn hình LCD cho phép chúng ta xem lại ảnh sau khi chụp vô cùng tiện lợi. Đến khoảng năm 2003, các dòng máy ảnh kỹ thuật số dần dần chiếm lấy thị trường và “hất cẳng” máy ảnh phim chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Kết quả là các bạn trẻ ngày nay gần như không biết đến thời máy ảnh còn dùng phim và mỗi bức ảnh chụp xấu đều phải “trả giá” bằng một tấm phim quý giá. Có lẽ các thế hệ tương lai sẽ không biết máy ảnh compact từng tồn tại luôn các bạn ạ. Smartphone ngày nay đã được trang bị các loại camera có độ phân giải cao, chất lượng ảnh tốt cùng nhiều công nghệ chụp ảnh nên máy ảnh compact cũng đang dần “tuyệt chủng”.

6. Máy nhắn tin

Trước khi điện thoại di động được dùng phổ biến thì cha ông chúng ta dùng máy nhắn tin các bạn ạ. Máy nhắn tin từng rất thịnh hành vào thập niên 1990, các bạn sẽ phải gọi lên tổng đài “nhờ” gửi một dòng tin nhắn, có thể gồm số điện thoại bàn hoặc một thông điệp ngắn để người nhận có thể thực hiện hoặc tìm cách gọi lại cho chúng ta. Ngoài ra, các bạn chỉ có thể đọc tin nhắn chứ không thể trả lời ngay lập tức được. Đến cuối thập niên 1990, điện thoại di động bắt đầu phổ biến và dần dần thay thế máy nhắn tin các bạn ạ. Sự “ra đi” của máy nhắn tin cũng là điều dễ hiểu vì dùng điện thoại tiện lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, máy nhắn tin đã gần như tuyệt chủng, chỉ còn một số ít các bệnh viện ở nước ngoài dùng vì y bác sĩ chỉ cần nhận thông tin nhanh gọn để cứu chữa bệnh nhân. Vì vậy, giới trẻ hiện nay còn hiếm có cơ hội được cầm thử chứ chưa nói đến bết cách dùng loại máy nhắn tin nhỏ xinh này.

5. Máy điện tử băng

Các đời console (máy điện tử 4 nút) huyền thoại như NES (Nintendo Entertainment System), Atari 2600, Nintendo 64, …  đều dùng băng game các bạn. Những băng game này có hình hộp, chứa một bảng mạch nhỏ bên trong cùng với các chân tiếp xúc bằng kim loại cắm vào console. Chắc hẳn nhiều bạn trẻ ngày nay mới chỉ nghe nói về những huyền thoại này chứ chưa từng chơi thử, chưa từng tận hưởng cảm giắc cắm băng vào máy và cũng chưa từng phải dùng đến đến “tuyệt chiêu” dồn sức mà thổi cho bay bụi bên trong mỗi khi không chơi game được.

Sau dòng máy Nintendo 64 được giới thiệu vào năm 1996, các hãng console không dùng băng game nữa mà chuyển sang dùng đĩa CD. Hiện nay thì console cũng không cần dùng đến đĩa CD nữa mà có thể tải game từ Internet về rất dễ dàng. Có lẽ sự phát triển của Internet đã “bóp chết” khá nhiều công nghệ hiện đại ngày xưa các bạn ạ.

4. Cài phần mềm bằng đĩa CD và DVD

Ngày xưa, khi Internet chưa phát triển như bây giờ thì các hạng phần mềm sẽ “đóng gói” phần mềm vào các loại đĩa rồi bán cho người dùng các bạn ạ. Vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, vì công nghệ chưa phát triển nên người ta dùng những loại đĩa có dung lượng lưu trữ thấp như đĩa mềm, băng cassette (cát-séc) rồi mới bắt đầu chuyển lên dùng các loại đĩa CD-ROM hoặc DVD-ROM. Để cài phần mềm vào máy thì các bạn phải tìm mua bản sao  các cửa hàng tin học rồi tự mày mò cách cài. Bên cạnh đó, hầu hết các loại máy tính ngày xưa đều được bán kèm theo một đĩa CD chứa driver của máy, nếu các bạn làm mất hay làm hư đĩa CD này thì chỉ có cách “ngồi khóc” mà thôi. Thậm chí có nhiều tựa game ngày xưa sau khi cài xong bắt buộc có đĩa game trong máy thì mới chơi được.

Còn hiện nay, bất cứ nơi nào cũng có Internet tốc độ cao nên các bạn có thể dễ dàng tải phần mềm rồi cài đặt vô cùng dễ dàng. Nhiều hãng sản xuất máy tính cũng đang dần loại bỏ đầu CD ra khỏi các loại PC cùng laptop khiến việc cài phần mềm qua đĩa ngày càng hiếm thấy. Hiện nay, có lẽ đĩa CD chỉ còn xuất hiện khi chơi game trên các dòng console thôi các bạn. Dù vậy thì cũng ít người dùng đĩa CD lắm rồi, hầu hết mọi người đều chuyển sang tải game từ Internet.

3. PDA – Personal Digital Assistant

Trước khi iPhone ra mắt vào năm 2007 và tạo ra một cuộc “cách mạng” cực lớn thì tất cả mọi người dùng dùng điện thoại “cục gạch” các bạn ạ. Và để tăng hiệu suất làm việc lên, sử dụng các ứng dụng cần thiết như xem lịch, ghi chú, gửi email, … thì người ta dùng các máy PDA. Các bạn có thể xem PDA là “ông tổ” của các loại smartphone ngày nay. Những hãng PDA nổi tiếng mà các bạn có thể biết đến gồm Blackberries, Palm, hoặc Windows Pocket PCs. Các dòng máy PDA được tích hợp khá nhiều công nghệ “xịn sò”, có thể điều khiển bằng màn hình cảm ứng cùng bút stylus hoặc tích hợp bàn phím bên trong. Tuy nhiên, các đời PDA đầu tiên lại không hỗ trợ kết nối không dây nên những khi cần tải dữ liệu hoặc chương  trình vào máy thì bạn phải cắm cáp nối với máy tính.

Dù những máy PDA này rất hữu dụng nhưng vì thiếu các kết nối không dây cần thiết, không có nhiều ứng dụng như smartphone nên ngày càng ít người dùng. Hiện nay, thế hệ trẻ lớn lên với Internet và các thiết bị thông minh bao quanh nên không bạn nào còn quan tâm đến những máy PDA cổ lỗ này nữa.

2. Modem Dial-up

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều đã quen với các router Wifi hoạt động vô cùng êm ái, không phát ra một tiếng động nào cùng Internet có tốc độ cao đúng không nào . Tuy nhiên, nếu các bạn quay về những năm 90, đầu 2000, thời còn dùng modem dial-up thì sẽ biết thế nào là khổ. Những modem này sử dụng đường dây điện thoại thông thường để kết nối với Internet nên mỗi lần các bạn muốn truy cập vào mạng thì sẽ được nghe những âm thanh quay số rất đặc trưng. Một số mẫu modem cũ còn yêu cầu các bạn phải đặt tay cầm điện thoại lên giá đỡ thì mới cho phép kết nối Internet nữa cơ. Khi các modem này hoạt động, chúng sẽ thực hiện các cuộc “gọi điện thoại” cho nhà mạng để tải dữ liệu xuống. Các bạn sẽ không biết cảm giác không khác gì tra tấn tinh thần khi phải ngồi đợi tải một bức ảnh có độ phân giải thấp với tốc độ “rùa bò” cùng những âm thanh “tít tít” khó chịu là như thế nào đâu.

1. Băng Cassette

Hiện nay, hầu hết chúng ta đều nghe nhạc thông qua các trang các trang web trực tuyến hoặc mua nhạc từ iTunes hoặc Spotify đúng không nào. Tuy nhiên, thế hệ cha ông chúng ta không nghe nhạc theo cách hiện nay mà nghe bằng băng và đầu cassette các bạn ạ. Với các trang web và ứng dụng nghe nhạc hiện đại thì các bạn muốn tạm dừng, nghe tiếp, hoặc chuyển sang bài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để nghe bằng băng cassette, các bạn phải dùng viết chỉ hoặc dễ hơn là ngón tay rồi quay băng lại mới nghe tiếp được. còn nếu các bạn muốn nhảy sang nghe bài khác, tua nhanh hoặc tua ngược lại thì chỉ có cách nhấn giữ các nút điều khiển bằng cơ trên đầu cassette và nhắm chừng đến khi nào đúng đoạn muốn nghe. Ngoài ra, băng cassette rất dễ bị rối, kẹt thậm chí là đứt băng các bạn ạ.

Nguồn: How Stuff Work