Có một vấn đề mà hầu hết anh em thường bỏ qua khi sử dụng máy tính là âm lượng tai nghe. Bởi vì sự tiện lợi và riêng tư nên có rất các bạn thường chọn tai nghe thay vì sử dụng loa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn đang chủ quan, có thói quen mở âm lượng cực lớn khi dùng tai nghe. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích âm lượng thế nào là hợp lý và một số mẹo để bạn điều chỉnh âm lượng để hạn chế ảnh hưởng đến thính giác.

Ngưỡng âm lượng có thể ảnh hưởng đến thính giác

Phần lớn chuyên gia và bác sĩ đều đồng ý rằng những âm thanh lớn hơn 85dB gây tổn thương cho thính giác. Nếu các bạn tiếp xúc với nguồn âm thanh này trong khoảng thời gian dài thì có thế bị ù tai hoặc nặng hơn là mất thính lực (dễ hiểu hơn là bị điếc). Trong cuộc sống hằng hàng, có rất nhiều nguồn âm thanh có thể phát ra âm lượng lớn hơn mức 85dB rất nhiều. Chẳng hạn như tiếng còi xe ô tô, âm thanh tại các khu mua sắm đông người có thể lớn hơn 90dB luôn các bạn a.

Tuy nhiên, không phải chỉ cần tiếp xúc với một lần duy nhất với nguồn âm thanh lớn hơn 85dB thì sẽ bị điếc lập tức mà còn phải phụ thuộc thời gian bạn tiếp xúc nữa nhé. Theo như nhiều nghiên cứu thì sau khi nghe âm lượng 85dB liên tục trong 8 giờ thì mới bắt đầu có ảnh hưởng, mức 90dB thì sẽ cần 4 giờ, 95dB là 2 giờ và người bình thường chỉ chịu được mức 110dB trong 1 phút 29 giây thôi.

Làm cách nào để biết đang dùng âm lượng quá lớn?

Một số loại tai nghe có thể phát ra âm lượng lớn hơn 85dB, có khi lên đến 110dB đến 120dB các bạn ạ. Hiện nay gần như không có cách nào để đo chính xác âm lượng của tai nghe phát ra. Một số ứng dụng đo mức dB trên smartphone không thể cho ra số chính xác mà chỉ mang tính chất tham khảo thôi.

Nếu các bạn có điều kiện thì có thể mua dụng cụ đo mức dB chuyên dụng. Tuy nhiên, con số từ máy đo cũng chưa chắc là chính xác vì loại máy này chủ yếu dùng để đo âm lượng của môi trường xung quanh chúng ta nên cơ chế tiếp nhận âm thanh khác với cách thức tai nghe truyền âm trực tiếp vào tai chúng ta.

Để tạm giải quyết tính huống này thì các bạn có thể dùng một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện bên dưới. Dù không thể biết chính xác mức dB nhưng sẽ giúp bạn biết khi nào nên giảm âm lượng tai nghe xuống.

Mẹo đầu tiên các bạn hãy tháo tai nghe ra, mở một bài nhạc rồi chỉnh mức âm lượng thường nghe. Tiếp theo, bạn giữ tai nghe ở phía trước mắt với khoảng cách 1 cánh tay. Nếu các bạn sẽ nghe được tiếng bài hát rõ ràng thì đó là bạn mở âm thanh qua lớn rồi nhé.

Ngoài ra, bạn nên hỏi những người xung quanh xem có nghe được âm thanh phát ra từ tai nghe của bạn không. Nếu họ nghe được thì bạn cũng nên giảm âm lượng xuống.

Bên cạnh đó, các bạn nên chú ý trường hợp thính giác bị mỏi khi nghe nhạc, chơi game liên tục nhiều giờ đồng hồ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy âm thanh nhỏ hơn bình thường nên sẽ tăng âm lượng để nghe rõ hơn. Đa phần chúng ta sẽ không nhận ra là mình bị mỏi thính giác các bạn ạ. Bạn nên để ý nếu tăng âm lượng lên nhiều lần mà vẫn không nghe rõ thì hãy dừng sử dụng tai nghe ít nhất 10 phút để đôi tai thư giãn một chút nhé.

Chất lượng hơn âm lượng

Hầu hết các trường hợp tăng âm lượng là do chúng ta muốn nghe rõ hơn và rõ ràng là tăng âm lượng cũng giúp những bài nhạc hay hơn rất nhiều. Nếu bạn dùng tai nghe ở mức âm lượng thấp và không nghe được chi tiết thì bạn không nên dùng tai nghe đó nữa mà hãy đầu tư một tai nghe mới tốt hơn. Tất nhiên không phải bạn nào cũng có điều kiện sắm tai nghe “xịn sò” nhưng một cặp tai nghe tốt sẽ giúp các bạn nào vệ sức khỏe của mình đấy.

Nguồn: How To Geek