Khi mua một cây RAM về, nếu không cắm thẳng vào máy mà để ý nhìn phần nhãn ghi thông số kỹ thuật thì bạn sẽ thấy ngay sau thông số xung nhịp. Ví dụ 3000MHz 16-18-18-38. Cái khúc “3000MHz” thì chắc là ai cũng biết là cái gì rồi đúng không nào, nó cho chúng ta biết mức xung nhịp của RAM, từ đó có thể suy ra tốc độ. Vậy còn đoạn 4 số “16-18-18-38” thì là sao nhỉ?
Sau đây mình sẽ giải thích những con số đó một cách ngắn gọn và cơ bản nhất, anh em xem cho biết nhé.
4 số đó đều biểu thị cho độ trễ của RAM những trễ ở nhiều mục khác nhau, được chia thành 4 mục gồm những mục sau đây:
Sau đây chúng ta sẽ đi qua từng mục nhé
CAS Latency (CL)
Đây là con số đầu tiên trong độ trễ của RAM. Đơn vị của CAS Latency là xung nhịp, biểu thị cho số xung nhịp mà thanh RAM cần trải qua để phản hồi lại tín hiệu từ CPU. Ví dụ như CAS Latency bằng 16 thì mỗi khi CPU gởi lệnh, RAM sẽ cần trải qua 16 xung nhịp để phản hồi lại tín hiệu đó. Số này thì đương nhiên là càng thấp càng tốt, thấp hơn thì nhanh hơn mà.
TRCD và TRP
TRCD là số thứ 2 và TRP là số thứ 3 trong dòng 4 số Timming của RAM.
Dữ liệu trên RAM được lưu vào một mạng lưới dữ liệu gồm các ô nhớ. Để truy cập vào dữ liệu của một ô nhớ thì CPU cần phải cho RAM biết “địa chỉ” của ô nhớ đó. “địa chỉ” này gồm số hàng dọc và số hàng ngang. TRCD Chính là thời gian (hay số xung nhịp) mà RAM cần đế tìm được đến hàng ngang của địa chỉ. Cùng với đó, số TRP là số xung nhịp RAM cần để tìm được đến hàng dọc của địa chỉ ô nhớ.
Kết hợp TRCD và TRP , RAM sẽ tìm được địa chỉ (tọa độ) của ô nhớ để lấy dữ liệu đó cho CPU.
TRAS
Đây là số thứ 4 trong dòng độ trễ của RAM.
Mỗi một lần ghi hay truy cập dữ liệu trên một ô nhớ là một lần RAM phải đóng mở hàng ngang và hàng dọc của ô dữ liệu đó. TRAS chính là số xung nhịp tối thiểu của một lần mở và đóng hàng. Đối với mấy thanh RAM mà chúng ta vẫn thường dùng để cắm lên mainboard thì TRAS sẽ bằng TRCD + CL.
Độ trễ RAM có quan trọng không?
Về cơ bản thì các thông số trên đây đều có thể chỉnh được trên một mức nào đó nếu như mainboard cho phép. Anh em có thể nâng cao hiệu suất của thanh RAM bằng cách nâng xung nhịp và tối ưu hóa độ trễ RAM. Nếu là dân ép xung thì anh em chắc chắn sẽ cần nghiên cứu mấy con số này. Đối với người dùng phổ thông thì đây là số để bạn nhìn vào khi đi mua RAM. Khi một cặp RAM chạy Dual-Channel thì chỉ khi 4 số độ trễ đều trùng, nó mới có thể hoạt động tốt nhất. Thêm vào đó nữa là nếu 2 thanh RAM có mức xung y như nhau nhưng khác độ trễ thì thanh có độ trễ thấp hơn chính là thanh xịn hơn nhé.
Nguồn: