Có những tựa game rất hay nhưng lại không bán chạy do bất cập trong việc phát hành. Cũng có những tựa game được truyền thông rất tốt nhưng cuối cùng cũng fail do bản thân game có vấn đề. Dù gì đi nữa thì chúng cũng là những thảm họa đối với cả nhà phát hành và nhà phát triển, hao tiền tốn của nhưng doanh số thì lại chẳng được bao nhiêu.
Chúng ta hãy cùng điểm qua 10 tựa game có màn ra mắt “nát” nhất trong thời gian gần đây.
Dead Rising 4
Dead Rising đã từng là một series khá thành công, ít nhất là cho đến khi phần 4 ra mắt. Mọi thứ của phần này đều có vẻ như là được hoàn thiện vội vàng và không được chỉnh chu. Trong khi cộng đồng fan đang chờ đợi sự trở lại của series họ yêu thích thì Dead Rising đã gây thất vọng toàn tập. Tất cả những gì còn lại chỉ đơn giản là cái mác của dòng game thôi.
Dead Rising 4 bị chê chủ yếu là vì tựa game này đã cố hướng đến nhiều đối tượng người chơi nhất có thể nhưng chính vì thế mà nó lại trở nên vô vị. Vẫn là Dead Rising, nhưng những điều làm nên sự thành công của dòng game này thì đã đi đâu đó mất rồi.
Metal Gear Survive
Đúng là Metal Gear sẽ chẳng còn lại gì nếu như mất đi người cha và cũng là linh hồn của nó – Hideo Kojima.
Không thể chối cãi rằng Metal Gear là một trong những series nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp game hiện đại, ảnh hưởng sâu đến các tựa game khác và khai sinh ra thể loại hành động lén lút. Nhưng đó cũng chỉ là cho đến khi Hideo Kojima vẫn còn ở lại Konami mà thôi.
Sau khi ông chú huyền thoại này rời đi để đến với dự án mới của mình thì Konami đã nhào nặn thương hiệu Metal Gear thành một đống lộn xộn mang tên Metal Gear Survive. Chỉ riêng cái việc anh Boss đẹp zai ngầu lòi bị cắt đất diễn, thêm yếu tố sinh tồn và kẻ thù trong game bị đổi thành Zombie thì cũng đã đủ dữ kiện để xác định đây là một dead game đúng nghĩa rồi. Những người duy nhất bỏ tiền ra mua game chỉ có 2 dạng mà thôi, 1 là bị “hớ”, còn 2 nữa là fan cuồng muốn thử xem nó có thể tệ đến mức nào.
Tomb Raider (2015 và 2018)
Về cơ bản thì game không đến nỗi tệ, tệ là ở việc phát hành.
Shadow Of The Tomb Raider là một dòng game hay, trước là vậy, giờ với series reboot vẫn vậy. Nhưng muốn một tựa game thành không thì cần nhiều thứ hơn. Với việc kinh doanh thì tệ mà tiếp thị thì kém chỉ riêng cái việc phát hành Rise Of The Tomb Raider lúc lúc với Fallout 4 là đã khó chấp nhận rồi.
Phần tiếp theo, Shadow of the Tomb Raider thì đã bản thân game cũng đã thực hiện được những động thái đúng đắn để cứu lấy một “con tàu” đang chìm, Eidos Montreal đã thêm yếu tố RPG, đầu tư vào nhân vật hơn, đồ họa đẹp mắt hơn… nhưng mà có vẻ như mọi thứ đã quá muộn rồi. Đã vậy còn phát hành chưa đầy một tuần sau khi Marvel’s Spider-Man ra mắt nữa. Và lần này thì cho dù không chìm thì cuộc phiêu lưu của cô nàng Lara cũng chẳng thể nào quay lại được phong độ như xưa nữa.
The Walking Dead: Final Season
Giống như nhiều tựa game trong danh sach này lỗi không đến từ nhà phát triển mà là từ việc phát hành. Đúng ra thì game cũng không đến nỗi tệ nhưng chỉ vì những giây phút nóng vội mà Skybound (công ty sở hữu thương hiệu The Walking Dead) đã làm mọi chuyện bung bét cả lên.
Khi cả dự án đã gần như hoàn thiện, cả đội ngũ phát triển đều chưa mong đợi kết thúc thì Skybound lại muốn series game này kết thúc luôn. Kết quả là một Final Season ra đời trong bối cảnh các nhà làm game bị deadline đốt đít. Và kết quả thì bạn biết rồi đấy, nát toàn tập. Một cái kết lộn xộn và nham nhở, quá buồn cho một series hay.
Titanfall 2
Một trong pha chơi dại khó hiểu nhất trong 10 năm qua!
EA nổi tiếng là một nhà xuất bản toàn game bom tấn nhưng họ cũng nổi tiếng với việc đụng đâu hỏng đó, và Titanfall 2 là một ví dụ điển hình. Game này phải nói là rất đáng mua luôn. Nó là phần tiếp theo hoàn hảo của một trong những tựa game bắn súng hay nhất thập kỷ. Tuy nhiên, nó vẫn không đủ hay để vượt qua được màn tự vả cực mạnh của EA.
Khi Titanfall 2 được phát hành, nó như một miếng thịt ngon mà game thủ nào cũng muốn, nhưng vấn đề là ở chỗ nó bị kẹp ở giữa 2 miếng bánh mì cũng ngon không kém. Một là Battlefield 1, còn lại là Call of Duty: Infinite Warfare. 2 siêu bom tấn này ra mắt cách nhau 2 tuần, và ở giữa là Titanfall 2. Chẳng có game thủ nào bỏ tiền ra mua 3 game AAA sát nhau như thế cả, trừ mấy ông quá rủng rỉnh tiền hoặc cả thèm chóng chán.
Mad Max
Avalanche Studios đã làm ra một tựa game thực sự hay và nó sẽ còn hay hơn nữa nếu Warner Bros không động tay vào. Tựa game này không chỉ hay đối với những fan trung thành của dòng phim mà còn rất đỉnh với bất cứ ai mê thể loại thế giới mở. Đáng tiếc thay, Warner Bros đã quá tự tin và chọn một đối thủ không xứng tầm – Metal Gear Solid V.
Đó là tựa game đầu tiên thuộc dòng Metal Gear trong vòng 7 năm trở lại đây, được đích thân Hideo Kojima chỉ đạo và được giới thiệu như phần cuối cùng của series. Thế bạn đoán xem Mad Max chơi lại được không? Vậy mà Warner Bros còn nghĩ việc cho Mad Max ra mắt cùng ngày với Metal Gear Solid V sẽ tối đa hóa được hiệu ứng truyền thông cơ đấy. Và kết quả thì ai cũng biết rồi. Toang!
Battlefield V
À-Há lại gặp EA rồi anh em ạ.
Thương hiệu Battlefield dường như đã trở lại trong những lời tán dương sau sự ra mắt của BF1. Những tưởng đã có một bước đêm tuyệt đẹp nhưng không, ngay từ giai đoạn truyền thông. EA đã gặp phải những lỗi ngớ ngẩn khiến cho fan liên tưởng đến Call of Duty hay thậm chỉ là Fortnite.
Một vài tin đồn tiêu cực đã xuất hiện, cho rằng BF V sẽ trở thành một mớ hỗn độn. Các nhà phát triển đã phải vất vả trong hàng tháng trời để thay đổi cái nhìn của cộng đồng, rằng nó sẽ là một tựa game Battlefield đúng nghĩa. Tuy nhiên kết quả vẫn chẳng cải thiện được bao nhiêu. Chế độ battle royale được ra mắt 3 tháng sau, nhưng trong lúc đó vẫn có hàng tấn tựa game thú vị để người dùng lựa chọn. Vậy thì tại vẫn sao phải là BF V?
Control
Control là một trong những tựa game có thể xem đỉnh nhất năm 2019. Với đồ họa đỉnh cao, lối chơi kiểm soát thời-không cực kỳ độc đáo và kích thích sự sáng tạo. Tựa game này vốn dĩ cực kỳ tiềm năng nhưng lại không nhận được sự thúc đẩy đúng chỗ để nó phát huy tối đa hiệu quả.
Thay vào đó, nó được quảng bá như một tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 vô vị và thiếu kịch tính. Để cho bạn dễ hình dung thì việc đó cũng tương tự như việc giới thiệu LoL và DOTA 2 thành game RPG vậy. Và dĩ nhiên là mặc dù nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, tựa game này vẫn fail sấp mặt vì không truyền tải được những thông tin cần thiết đến người dùng.
Anthem
Nhắc đến game thảm họa mà thiếu Anthem thì đúng là tội lỗi. Đây chính là quả bom xịt lớn nhất năm 2019. Một phần của vấn đề là do việc người chơi cảm thấy như nó là một tựa game “mì ăn liền”, được làm gấp rút để tung ra thị trường. Mặc dù là một tựa game được hoàn thiện trong nhiều năm nhưng nó lại chẳng cho thấy được tí nội dung gì hay ho, nội dung thì gần như không có. Thêm nữa, đây là một tựa game kiểu bắn súng loot đồ nhưng lại chẳng có miếng đồ nào để loot.
Cơ chế game chơi khá tù, mấy bộ giáp trong game cứ tưởng như như cho phép người chơi chiến đấu kiểu Iron Man thì lại overheat sau mỗi vài giây, ngoài ra thì bộ giáp này cũng chỉ trưng cho đẹp chứ không có vũ khí và bạn hoàn toàn phải dự vào mấy cây súng. Nhiệm vụ thì nhiều nhưng thiếu chặt chẽ và nội dung cũng không hấp dẫn. Kết quả cuối cùng thì ai cũng biết rồi, dù được quảng cáo rất tốt nhưng dead game thì vẫn là dead game.
Crackdown 3
Bạn biết game này không?
Làm sao mà biết được, trừ khi hay đọc báo nước ngoài. Game fail quá fail mà, thậm chí nhiều người thích dòng game này còn không biết là nó được ra mắt rồi luôn ấy. Vốn dĩ tựa game này sẽ được phát hành vào năm 2016, nhưng mà vì một số lý do gì đó mà nó trễ hẹn đến tận tháng 2 năm 2019 mới được ra mắt. Các đánh giá của giới phê bình thì toàn từ trung bình cho đến thấp, nhiều người cho rằng game thiếu sáng tạo và thiết kế lỗi thời.
Chẳng những bản thân game có vấn đề mà việc phát hành cũng có vấn đề nốt. Nó được ra mắt cùng lúc với Far Cry New Dawn và Metro Exodus, kết quả là đánh không lại 2 gã khổng lồ kia và phải nhét vào Game Pass (dịch vụ đăng ký game hằng tháng của XBox) vì chẳng ai thèm chơi. Doanh số thì chỉ bằng 1/10 của Crackdown 2 riêng tại Anh.
Nguồn: whatculture.com