Hệ thống máy tính không chỉ cấu tạo từ những linh kiện máy móc mà bạn có thể sờ thấy hay cầm nắm. Nó là sự kết hợp giữa 3 yếu tố chính là phần cứng, phần mềm và phần “sụn” (firmware). Mỗi yếu tố đều tối quan trọng để cấu thành một hệ thống máy tính hoàn chỉnh. Vậy, về bản chất thì chúng là gì và chúng khác nhau như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta hãy đến với thứ dễ hiểu nhất
Phần cứng (Hardware)
Đây là những thứ mà bạn có thể cầm nắm, sờ, nắn, ném,… Vì phần cứng cũng là vật chất thông thường nên như mọi vật dụng khác, nó sẽ bị hao mòn theo thời gian sử dụng, nó có thể quá nhiệt, có thể bị chập điện… và chắc chắn sẽ phải hỏng sau một thời gian nhất định. Đồ vật mà, dùng đến một mức nào đó thì cũng sẽ hỏng thôi, cài gì cũng vậy và đồ điện tử cũng không ngoại lệ.
Có một số ví dụ về những thứ được gọi là phần cứng như:
- Smartphone
- Tablet
- Laptop
- Máy tính để bàn
- Linh kiện máy tính
- Màn hình
- Máy in
- Ổ cứng
- Router
- …
Phần cứng có là một thiết bị và các linh kiện của thiết bị đó. Ví dụ như một chiếc PC là phần cứng, và các linh kiện của chiếc PC đó như GPU, CPU, mainboard, RAM cũng đều gọi là phần cứng hết.
Phần mềm (Software)
Cái “xác” của một chiếc smartphone chính là phần cứng, nhưng để có thể hoạt động được thì nó cần phải được nạp phần mềm nữa. Nếu phần cứng là bộ não thì phần mềm là kiến thức. Bộ não chỉ có thể biết tính toán và giải quyết các vấn đề phức tạp khi nó có kiến thức. Phần mềm là những chương trình, những thuật toán được lưu vào máy để giúp bạn giao tiếp với phần cứng và hướng dẫn phần cứng hoạt động. Phần mềm là thứ không thể sờ nắn hay chạm vào được, nó được lưu trong phần cứng dưới dạng thông tin.
Có một số ví dụ về những thứ được gọi là phần mềm như:
- Các hệ điều hành như Windows, Linux, iOS, MacOS, Android…
- Trình duyệt web như Chrome, Firefox, Opera, Tor…
- Phần mềm diệt Virus.
- Bộ phần mềm sáng tạo của Adobe.
- Ứng dụng di động.
- …
Vì không tồn tại dưới dạng vật lý nên phần mềm ít bị hạn chế về mặt vật lý nên cực kỳ linh hoạt. Nó dễ dàng được tải qua internet, từ thiết bị này qua thiết bị kia, dễ dàng cập nhật và sửa đổi, có thể sao chép vô hạn và xóa dễ dàng.
Khi bạn yêu cầu máy tính là điều gì đó thì bạn sẽ giao tiếp với phần mềm bằng các công cụ nhập liệu như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng… Phần mềm sẽ nhận biết bạn muốn gì và yêu cầu phần cứng làm việc đó. Phần mềm tương tác với bạn, với phần cứng của bạn và phần cứng ở nơi khác. Ví dụ như bạn chụp một bức ảnh bằng điện thoại và chia sẻ nó cho bạn bè thì đầu tiên ứng dụng máy ảnh sẽ làm việc trước để để xử lý tấm ảnh, phần mềm chia sẻ sau đó sẽ gửi tấm ảnh đó lên máy chủ và máy chủ sẽ gửi nó đến cho bạn bè của bạn. Phần cứng phải có phần mềm mới hoạt động được, nếu không thì chúng chỉ như những cái “xác” không “hồn” mà thôi.
Vì không phải chịu những tác động hao mòn vật lý nên phần mềm về lý thuyết là không thể bị hư hỏng, miễn là bạn không làm nó lỗi và sao chép nó lên phần cứng mới trước khi phần cứng cũ “giở chứng” là được.
Phần “sụn” (Firmware)
Về cơ bản thì Firmware cũng là một dạng phần mềm, không có sự khác biệt nào quá rõ ràng giữa chúng cả. Nó chuyên dụng hơn phần mềm và được lưu sẵn trong bộ nhớ của thiết bị phần cứng. Firmware là một dạng phần mềm chỉ phục mục đích rất cụ thể cho một phần cứng nhất định. So với phần mềm thông thường thì chúng ra rất ít khi nào động đến firmware. Ví dụ bạn có thể cập nhật hệ điều hành và ứng dụng cho máy tính và điện thoại thường xuyên nhưng nếu là người dùng phổ thông thì có thể bạn sẽ chẳng bao giờ động đến firmware luôn.
Firmware xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong hầu hết mọi thiết bị điện toán từ mainboard của PC, cho đến smartphone, hay chiếc remote TV trong nhà bạn cũng đều có firmware cả.
Nguồn: lifewire