Mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu sự tồn tại của cổng USB Type-B có mục đích gì nhé.
USB là cổng kết nối có thể nói là thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, qua thời gian thì chúng ta được gặp gỡ khá là nhiều loại đầu cắm USB, và nếu bạn để ý thì phần lớn dây USB đều có 2 đầu không giống nhau. Đặc biệt, đầu cắm USB Type-B là một trong số loại ít thông dụng nhất, chỉ những bạn nào từng lắp đặt máy in thì may ra mới bắt gặp nó mà thôi. Vậy thì mục đích tồn tại của đầu USB Type-B này là gì? Mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu nhé.
USB thường có 2 đầu khác biệt là vì nó có thể truyền nguồn điện
Điểm khác biệt cơ bản giữa USB và những đầu kết nối khác là nó có thể truyền nguồn điện (power) các bạn ạ. Vì thế nên phần lớn các thiết bị dùng đầu cắm USB sẽ không yêu cầu bạn phải cắm thêm nguồn phụ cho nó. Tuy nhiên, nó lại có một nhược điểm là nếu truyền nguồn điện cùng 1 dây với dữ liệu thì dây đó phải được kết nối đúng chiều. Nếu cắm ngược chiều thì sẽ khiến thiết bị hư hỏng hoặc gây ra những tác hại khác. Thế nên mỗi đầu dây USB đều có cổng khác nhau là để đảm bảo điều đó không xảy ra.
USB Type-A thông dụng nhất và thường xuất hiện trên các thiết bị cấp nguồn
Trong quá trình thiết kế, nhiều loại đầu USB đã được tạo ra cho các thiết bị upstream và downstream. Đầu USB Type-A hình chữ nhật phổ biến thường sẽ xuất hiện trên các thiết bị có khả năng cấp nguồn. Đây cũng là lý do vì sao bạn thường thấy cổng cắm này trên những củ sạc cắm thẳng vào ổ điện.
Đầu còn lại thì thường sẽ được làm khác đi để tránh tình trạng kết nối nhầm 2 cổng USB Type-A với nhau. Thế nên bạn cũng không thể dùng dây USB có 2 đầu Type-A kết nối 2 máy tính với nhau để truyền dữ liệu là vì vậy.
USB Type-B và quá trình cải tiến của nó
Riêng đầu USB Type-B mà bạn thấy trên máy in, phía sau màn hình, hoặc là trên cục DAC (digital to analogue converter) dành cho desktop thì có thiết kế hơi bự. Thế nên đầu USB Micro-B trở nên khá là thông dụng cho các thiết bị nhỏ, chẳng hạn như điện thoại thông minh.
Trường hợp khác là bạn có thể bắt gặp đầu cắm này trên những cục pin sạc dự phòng: đầu USB Type-A sẽ dùng để sạc các thiết bị, còn đầu USB Micro-B thì dùng để sạc cục pin dự phòng. Khi USB 3.0 ra mắt thì đầu Micro-B được cải tiến, có thêm một phần nhỏ để truyền tải được nhiều dữ liệu hơn.
Còn trường hợp dây USB Type-C cắm đầu nào, chiều nào cũng nhận là vì nó cho phép 2 thiết bị tự quyết định xem bên nào sẽ là bên truyền nguồn điện. Ngày trước chúng ta cũng có giao thức USB On-The-Go hỗ trợ chức năng tương tự như vậy, nhưng nó không được phổ biến cho lắm. Sau này thì USB cũng sẽ quy về 1 mối mà thôi. Lúc đó thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến 1 cổng cắm là đủ.
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Giải mã sự diệu kỳ của USB-C, một lỗ 2 chiều lật kiểu nào cũng nhận
- Rút ra cắm vào nhiều có làm hư đầu cắm USB?
- Hiểu lầm nổ não về các chuẩn USB, số lớn hơn chưa chắc đã nhanh hơn
- Rút “nóng” có làm hỏng USB không, đây là câu trả lời cho bạn
Nguồn: Techquickie
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!