Kỹ sư Đại học đang phát triển vi xử lý biết bay nhỏ nhất trên thế giới, hứa không dùng cho việc xấu mà chỉ dùng cho môi trường.

Các kỹ sư thuộc Đại học Northwestern đang phát triển một thiết kế vi xử lý hoạt động mà không cần sử dụng đến pin, và đây cũng chính là thiết bị điện tử biết bay có kích thước nhỏ nhất mà con người từng tạo ra. Các vi xử lý này có chức năng lưu trữ dữ liệu, quét môi trường xung quanh và cung cấp giải pháp kết nối không dây.

Cách thức hoạt động của vi xử lý này được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, hay cụ thể hơn là hiện tượng rải hạt giống của quả samara (quả cánh) khi rơi tự do trên cây phong xuống đất. Bởi vì những con chip này không sử dụng pin nên nó cũng sẽ không được trang bị hệ thống đẩy hay bất cứ công nghệ nào tương tự như vậy. Thay vào đó, việc các vi mạch điện tử này có thể bay và duy trì trạng thái lơ lửng của mình trong không khí tất cả đều là nhờ vào gió và tính vật lý.

vi xử lý bay

Theo như kỹ sư John A. Rogers chia sẻ thì khi thả các vi xử lý này xuống, sự tương tác giữa không khí với các cánh quạt được gắn trên thiết bị sẽ tạo ra một chuyển động quay giúp duy trì vận tốc rơi chậm và sự ổn định của thiết bị. Thiết kế cánh quạt của vi xử lý đều được mô phỏng bằng máy tính để tìm ra được thiết kế chính xác, và tối ưu nhất nhằm đảm bảo được cả 2 yếu tố đó là rơi chậm, và phân tán rộng rãi trong không khí khi được thả với số lượng lớn (theo đàn). 

vi xử lý bay

Cách để tạo ra một vi xử lý biết bay đầu tiên đó là các kỹ sư tạo ra một đế phẳng 2D. Đây sẽ là nơi chứa tất cả các thiết bị điện tử cần thiết (có thể thay đổi thiết bị điện tử tùy ý). Các thiết bị điện tử này sẽ được đóng gói lại bằng công nghệ siêu thu nhỏ (ultra-miniaturied technology) bao gồm cảm biến, nguồn điện, ăng ten để giao tiếp không dây, và một bộ nhớ nhúng để lưu trữ dữ liệu. Việc còn lại của các kỹ sư đó là biến đổi chúng thành các thiết kế hình dạng 3D có thể bay được. 

vi xử lý bay

Khả năng ứng dụng của các vi xử lý siêu nhỏ biết bay này rất lớn. Chúng có thể được sử dụng trong việc giám sát chất lượng ô nhiễm của không khí, kiểm soát tình hình lây lan của dịch bệnh trong không khí, phân tán hạt giống tự động trong lĩnh vực công nghiệp, giám sát cuộc sống của động vật hoang dã, hoặc thậm chí là trong quân sự, vân vân. 

vi xử lý bay

Vấn đề còn lại mà nhiều người thắc mắc đó các vi xử lý biết bay này sẽ như thế nào khi chúng đã đáp xuống đất? Liệu các vi xử lý này sau khi bị con người dẫm phải khi đi đường, hoặc rơi vào các vùng không thể thu hồi thì chúng sẽ trở thành rác thải điện tử hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này, các kỹ sư của Đại học Northwestern cho biết rằng họ cũng đã có một số nghiên cứu về việc các thiết bị điện tử này có khả năng tự phân hủy trong tự nhiên sau khi chúng đã hoàn thành mục đích ban đầu.

Tóm tắt:

  • Các kỹ sư Đại học Northwestern đang phát triển một vi xử lý biết bay có kích thước siêu nhỏ
  • Vi xử lý này không sử dụng hệ thống đẩy mà hoàn toàn dựa vào gió và thiết kế vật lý được lấy cảm hứng từ quả samara của cây phong
  • Thiết kế cánh của vi xử lý giúp nó rơi chậm và phân tán rộng rãi trong không khí khi được thả với số lượng lớn
  • Khả năng ứng dụng của vi xử lý là rất lớn: giám sát chất lượng ô nhiễm và dịch bệnh trong không khí, phân tán hạt giống, giám sát động vật hoang dã,…

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GNV 360 như:

Nguồn: tomshardware


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360