Xuất hiện máy tính lượng tử được Trung Quốc cho là mạnh nhất thế giới.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa mới phô diễn sức mạnh của hệ thống mà họ cho là máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới. Để chứng minh công lực, các nhà khoa học đã dùng nó để thực hiện một bài toán phức tạp và chỉ mất hơn 1 tiếng là xong, trong khi đó đối với một chiếc siêu máy tính thông thường phải mất đến gần 8 năm.

Máy tính 66 qubit này có tên là Zuchongzhi. Để so sánh thì con chip Sycamore của Google có 53 qubit, còn Q System One của IBM thì có 20 qubit. Việc nhồi qubit vào bên trong con chip và tạo ra hiệu ứng chồng chất cơ học lượng tử (quantum mechanical superposition effect) là một điều không hề dễ dàng, và để chúng hoạt động chính xác thì còn khó khăn gấp bội lần. Vì thế cho nên con số 66 qubit kia là một thành tựu rất đáng ngưỡng mộ. Hơn nữa, việc thêm một vài qubit cho CPU lượng tử sẽ tăng hiệu năng của nó lên gấp nhiều lần.

Chip của máy tính cần phải được làm lạnh đến mức gần như là độ 0 tuyệt đối (-273.15ºC) và phải duy trì ở nhiệt độ này, khiến việc phát triển máy tính lượng tử thêm phần thử thách. Vì thế nên loại máy tính này bây giờ hầu như chỉ để các nhà khoa học và các công ty công nghệ lớn thí nghiệm với các bài tính toán hiệu năng cao. Vi xử lý Zuchongzhi thế hệ mới đa năng hơn tiền nhiệm của nó là chip lượng tử Jiuzhang. Đầu tiên là nó dễ lập trình hơn. Thứ nhì là nó mạnh hơn rất là nhiều.

Vi xử lý Sycamore của Google với 53 qubit được cho là con chip lượng tử đầu tiên đạt được ưu thế “lượng tử tối thượng” – thuật ngữ được dùng để mô tả một con chip lượng tử có khả năng giải quyết một tác vụ mà không có siêu máy tính thông thường nào có thể xử lý trong khoảng thời gian hợp lý được. Sau Google Sycamore là đến Jiuzhang 53 qubit. Nó có khả năng thực hiện một công việc phức tạp trong 200 giây, torng khi siêu máy tính TaihuLight cần đến khoảng 2,5 tỷ năm để hoàn thành.

Tóm tắt ý chính:

  • Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa mới phô diễn sức mạnh của máy tính lượng tử được họ cho là mạnh nhất thế giới
  • Máy tính lượng tử này trang bị chip Zuchongzhi 66 qubit
  • Nó chỉ mất hơn 1 tiếng là làm xong bài toán phức tạp, trong khi siêu máy tính thông thường cần đến gần 8 năm
  • Việc nhồi qubit vào con chip và tạo ra hiệu ứng chồng chất cơ học lượng tử là một điều không hề dễ dàng, và để chúng hoạt động chính xác thì còn khó khăn gấp bội lần
  • Chip lượng tử cũng phải được duy trì ở mức gần độ 0 tuyệt đối, khiến việc phát triển máy tính lượng tử thêm phần thử thách
  • Do đó, máy tính lượng tử hầu như chỉ để các nhà khoa học và các công ty công nghệ lớn thí nghiệm bằng các bài tính toán hiệu năng cao

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn:tom’s HARDWARE


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

GVN 360